VNREBATES

Tỷ giá các đồng tiền ảo – Những điều bạn cần biết để đạt lợi nhuận cao

25.08.2020, 14:12 16 phút đọc

Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá.

Việc hiểu mối quan hệ giá giữa những cặp tỷ giá khác nhau giúp hiểu rõ hơn về cách phát triển chiến lược giao dịch trên thị trường. Nhận thức về mối tương quan các cặp tiền ảo có thể giúp giảm rủi ro, tự bảo hiểm và đa dạng hóa công cụ giao dịch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về giao dịch trên thị trường tiền ảo sử dụng tỷ giá các cặp tiền này.

1. Tỷ giá là gì?

Tỷ giá là mức giá tại một thời điểm đồng tiền của một quốc gia hay khu vực có thể được chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác. Theo đó tỷ giá được tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ. Khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc đồng nội tệ lên giá và ngoại tệ giảm giá, ngược lại tỷ giá tăng thì đồng nội tệ giảm còn ngoại tệ sẽ lên giá.

Hiện nay, tỷ giá được niêm yết theo thị trường giao dịch, có nghĩa là đồng tiền yết giá đứng trước, đồng tiền định giá đứng sau.

Ví dụ: Tỷ giá giữa EUR và USD sẽ được yết chính thức là EUR /USD với ý nghĩa bao nhiêu đơn vị EUR có thể đổi lấy một đơn vị USD.

tỷ-giá-hối-đoái

Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền

2. Tiền ảo là gì?

Tiền ảo (virtual currency) là một dạng tiền kỹ thuật số (digital money) không được kiểm soát, phát hành bởi chính phủ, mà được tạo ra và quản lý bởi các nhà phát triển (developer). Loại tiền này được sử dụng, chấp nhận giữa các thành viên trong một cộng đồng ảo cụ thể.

Còn theo định nghĩa của Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu (EBA), tiền ảo không phải một đơn vị tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền phát hành, cũng không nhất thiết phải gắn liền với tiền pháp định. Tiền ảo được nhóm, cộng đồng cụ thể chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử.

Tiền ảo chỉ có sẵn ở dạng điện tử và không ở dạng vật lý. Nó được lưu trữ và giao dịch chỉ thông qua phần mềm được chỉ định, ứng dụng di động, máy tính hoặc qua ví kỹ thuật số chuyên dụng và các giao dịch xảy ra qua Internet hoặc qua các mạng chuyên dụng an toàn.

Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên, là anh cả nên Bitcoin sở hữu lượng “Giá trị vốn hóa thị trường – Marketcap” lớn nhất, BTC Dominance hiện đang 64%, (BTC chiếm 64% thị trường so với phần còn lại của thị trường tiền ảo).

Giới thiệu tổng quan về đồng tiền ảo

Bitcoin là đồng tiền ảo vốn hóa thị trường lớn nhất

2.1. Các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

2.1.1. Bitcoin (BTC)

Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới và đặt nền móng cho phát triển của thị trường Cryptocurrency (tiền mã hóa). Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng (peer-to-peer) cho tất cả các giao dịch và chính điều đó đã làm cho Bitcoin loại bỏ bước trung gian trong quá trình thực hiện giao dịch, giao dịch sẽ được thực hiện trực tiếp từ người gửi đến người nhận với phí giao dịch cực kỳ thấp (gần như bằng 0) mà không phải qua bất cứ tổ chức hay cá nhân trung gian nào.

  • Ra mắt thị trường: Năm 2009
  • Giá trị cao nhất trong lịch sử (ATH): $19.892

bitcoin-15

2.1.2. Ethereum (ETH)

Đứng sau Bitcoin, Ethereum là loại tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới theo tổng vốn hóa thị trường. Ethereum được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi một người chuyên nghiên cứu về lập trình tiền ảo có tên Vitalik Buterin và hệ thống được khởi động vào năm 2015. Với ý tưởng phát triển ETH để khắc phục những điểm chưa tốt mà Bitcoin gặp phải như thời gian xác nhận chậm đồng thời khuyến khích người dùng không nên khai thác riêng lẻ mà tập trung khai thác qua các mining-pool.

Ethereum cung cấp cho người dùng của mình một loạt các tính năng tuyệt vời như:

  • Quản trị phi tập trung liền mạch
  • Sử dụng hợp đồng thông minh
  • Ra mắt thị trường: Tháng 7 Năm 2015
  • Giá trị cao nhất trong lịch sử (ATH): $1396
Ether (ETH) là đồng tiền mã hóa trong mạng lưới của Ethereum

Ether (ETH) là đồng tiền mã hóa trong mạng lưới của Ethereum

2.1.3. RIPPLE (XRP)

RIPPLE (XRP) là một loại tiền kỹ thuật số và hệ thống thanh toán mở, RIPPLE trở nên cực kỳ phổ biến kể từ khi phát hành vào năm 2012. Đây là một hệ thống phân tán mã nguồn mở vẫn còn nằm trong phân đoạn Beta.

Mục đích của hệ thống này là giúp người dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng, Paypal, ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác với mức phí thấp nhất cùng với quá trình xử lý nhanh chóng.

  • Ra mắt thị trường: Năm 2012
  • Giá trị cao nhất trong lịch sử (ATH): $3

Bạn đã biết Ripple là gì? Hãy tiếp cận đồng ripple theo cách chính xác nhất

2.1.4. DigiByte (DGB)

DigiByte (DGB) là một mã nguồn mở phát triển dựa trên nền tảng mã nguồn của Bitcoin và Litecoin, tốc độ của DigiByte đủ nhanh để mua một mặt hàng chỉ trong vài giây với một nút bấm trên điện thoại thông minh.

DGB là một mật mã được phân cấp chuyên nghiệp và minh bạch đã được thiết kế để giải quyết một số điểm yếu của Bitcoin và Litecoin, và nó là một cryptocoin (tập hợp tin tức tiền mã hóa) phân cấp trên toàn cầu chủ yếu dành cho hàng hoá và dịch vụ.

  • Ra mắt thị trường: Tháng 2 năm 2014
  • Giá trị cao nhất trong lịch sử (ATH): $0125

DigiByte

2.1.5. Litecoin (LTC)

Litecoin được thành lập bởi sinh viên tốt nghiệp đại học MIT và cựu kỹ sư Google Charlie Lee, Litecoin là một loại tiền mã hóa được xem là một sự thay thế cho Bitcoin. Ra mắt sau Bitcoin vài năm, Litecoin ban đầu được dự định là một phiên bản ít tốn tài nguyên hơn của Bitcoin.

Cấu trúc mã hóa cốt lõi của LTC khá giống với Bitcoin, nhưng khác với người tiền nhiệm của mình, đồng tiền mã hóa ảo theo mô hình ngang hàng này chạy trên một thuật toán Scrypt với tốc độ tạo Block nhanh hơn Bitcoin gần 4 lần. Ngoài ra, tổng nguồn cung của token LTC lớn gấp 4 lần so với BTC.

  • Ra mắt thị trường: Tháng 4 năm 2013
  • Giá trị cao nhất trong lịch sử (ATH): $363.60

Litecoin (LTC) do Charles Lee sáng lập và được đưa ra thị trường vào tháng 9/2011

2.1.6. Chainlink (LINK)

ChainLink là mạng lưới Oracle phi tập trung được thành lập năm 2017 bởi công ty Smart Contract Chainlink Ltd., có trụ sở tại Cayman Islands. ChainLink là cầu nối chuyển tiếp thông tin, dữ liệu từ thế giới thực vào Blockchain và ngược lại.

  • Ra mắt thị trường: Tháng 9 năm 2017
  • Giá trị cao nhất trong lịch sử (ATH): $4.07

Chainlink

2.2. Triển vọng của tiền ảo

Thế giới tiền ảo vẫn thay đổi mạnh mẽ. Bất chấp những đợt sóng tiêu cực, vẫn có nhiều người muốn đầu tư vào một thứ tài sản khó đoán định.

  • Thuận tiện trong giao dịch: Nếu khi gửi tiền tại các ngân hàng, bạn có thể bị giới hạn chuyển khoản, rút tiền… trong 1 ngày thì với tiền điện tử, bạn có quyền tự do giao dịch bất chấp không gian, thời gian.
  • Tiền điện tử không thể làm giả: Vì không tồn tại dưới dạng vật chất và mỗi đồng tiền điện tử tồn tại dưới 1 dãy bit mã hóa duy nhất trên Internet.
  • Độ bảo mật an toàn cao, không bị lộ danh tính khi giao dịch ẩn danh
  • Chi phí giao dịch cực thấp.
  • Khả năng sinh lời rất cao, đặc biệt đối với những đồng có giá trị nhỏ
  • An toàn và bảo vệ môi trường.
  • Có tiềm năng phát triển thương mại điện tử.

2020 – tiền ảo đi đâu?

Tháng 6/2019, giới đầu tư hồ hởi khi Facebook thông báo sẽ triển khai tiền điện tử Libra và dự kiến giao dịch chính thức từ năm 2020. Không may, nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế vẫn chưa thể “thông”.

Tình hình cho thấy, nếu như sự quan tâm của các tổ chức là chất xúc tác thúc đẩy thị trường tiền số, thì việc tham gia của các Chính phủ dường như đang gây hiệu ứng ngược lại. Các ngân hàng trung ương chưa thể nghĩ thoáng, điều kiện “các tài sản kỹ thuật số phải được đặt dưới sự quản lí của ngân hàng trung ương để ngăn ngừa rủi ro ngoại hối và bảo vệ chính sách tiền tệ của chính quyền” vẫn chưa thể nới lỏng.

Trong khi đó, chuyển biến mạnh mẽ của công nghệ lại đang đặt thế giới tiền ảo trước những vòng xoáy mới. Dù dự báo cho năm 2020, giới phân tích và giao dịch chuyên nghiệp tin Bitcoin sẽ sớm trở lại mức giá trên 10.000 USD, thậm chí có thể trở lại năm con số, nhưng sự suy yếu của Bitcoin được cho là đã được báo trước, khi các nền tảng công nghệ mới, trong đó có sự ra đời máy tính lượng tử của Google. Khi các công ty công nghệ đầu tư vào công nghệ blockchain và dành thời gian, sức lực cần thiết để nuôi dưỡng các loại tiền kỹ thuật số mới, Bitcoin khó có thể theo kịp những “ngôi sao mới”.

2.3. Nhược điểm của tiền ảo

  • Sử dụng không quá dễ dàng: Với những người đã quen sử dụng công nghệ thì vấn đề này không quá khó khăn. Nhưng đối với những ai ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ thì việc tạo ví tiền điện tử và quản lý lại khá khó khăn. Không cẩn thận còn bị lừa đảo 1 cách dễ dàng.
  • Giá tiền điện tử thường biến động lên xuống mà chúng ta rất khó để đoán trước được. Điều này gần giống với sự lên xuống của thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư giao dịch có nguy cơ bị thua lỗ, mất vốn nếu không thường xuyên theo dõi biến động.
  • Là nơi cho tội phạm hoạt động rửa tiền: Có lẽ đây là nhược điểm lớn nhất. Cũng vì lý do này mà có những quốc gia chưa chấp nhận đồng coin là một loại tiền tệ hợp pháp.
  • Là mục tiêu hàng đầu của các hacker hiện nay cũng như gắn liền với các hoạt động bất hợp pháp khác
  • Đầu tư dễ dẫn đến tình trạng bong bóng tài chính trên Internet.

3. Tỷ giá các cặp tiền điện tử

Trong tiền điện tử, thuật ngữ “cặp giao dịch” mô tả giao dịch giữa một loại tiền điện tử này và một loại tiền điện tử khác. Ví dụ: “cặp giao dịch” ETH / BTC.

Với ETH / BTC, bạn có thể mua Ethereum bằng Bitcoin hoặc Bán Ethereum để lấy Bitcoin. Rốt cuộc, những loại tiền điện tử này là các loại tiền!

3.1. Tại sao lại cần quan tâm tỷ giá tiền ảo?

Tất cả các nhà giao dịch chỉ nên tham gia thị trường sau khi thực hiện một loạt các phân tích. Đầu tiên, họ nên phân tích cơ bản một số đồng tiền điện tử để chọn loại tài sản mang lại lợi nhuận cao nhất cho họ. Sau đó, họ tiếp tục thực hiện các phân tích kỹ thuật các cặp tiền điện tử để hiểu rõ xu hướng và hành vi của thị trường.

Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật và cơ bản sẽ không đủ để bạn bắt đầu thực hiện một giao dịch . Bạn phải chọn cặp giao dịch nào là tốt nhất. Nó có vẻ đơn giản, nhưng nếu bạn chọn sai cặp tiền, bạn sẽ chỉ kiếm được một khoản lợi nhuận rất nhỏ hoặc thậm chí thua lỗ.

Đầu tiên, bạn phải phân tích cặp tỷ giá nào phổ biến trên hầu hết các sàn giao dịch. Nói về các cặp tiền điện tử, phổ biến nhất là BTC/ETH, BTC/LTC, USDT/BTC, ETH/LTC và một số loại khác.

Các cặp này phổ biến vì có nhu cầu toàn cầu đối với đồng tiền Bitcoin, Ethereum, Litecoin. Do đó, trader có thể dễ dàng tìm thấy người mua vào đúng thời điểm.

Kiểm tra khối lượng giao dịch của các loại tiền điện tử khác nhau và sau đó tìm kiếm kết nối của chúng với các tài sản khác. Đó là cách tốt nhất để tìm các cặp giao dịch tốt trên thị trường.

3.2. Còn về tính thanh khoản?

Tính thanh khoản là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn giao dịch cặp tiền điện tử. Điều này đề cập đến khả năng tài sản được bán nhanh chóng. Tính thanh khoản càng cao, bạn càng có nhiều cơ hội trên thị trường. Hơn nữa, nó xác định lợi nhuận bạn có thể đạt được từ mỗi giao dịch.

Tính thanh khoản không chỉ là tốc độ đóng lệnh, mà còn là rủi ro thấp. Do đó, nếu bạn luôn có người mua, bạn sẽ không thua trong xu hướng giảm giá. Hơn nữa, bạn sẽ không cần thiết lập một tỷ giá hối đoái thấp để làm cho một tài sản hấp dẫn người mua.

Nhu cầu về tiền điện tử thường ảnh hưởng đến tính thanh khoản của nó. Đây là lý do tại sao BTC, LTC, ETH, USDT, BCH, BNB và một số tài sản khác là những lựa chọn chính cho các cặp tiền điện tử tốt nhất.

3.3. Bạn nên sử dụng loại tiền tệ cơ sở nào?

Tất cả mọi người trên thế giới đã nghe nói về Bitcoin. Mặc dù tiền điện tử này không phải là tốt nhất theo quan điểm kỹ thuật, nhưng nó là một trong những loại tốt nhất để giao dịch. Điều này đơn giản là vì hầu hết mọi người đều muốn mua Bitcoin.

Đó là lý do tại sao tiền tệ cơ sở tốt nhất để sử dụng cho hầu hết các cặp là Bitcoin. Ngay cả Coinmarketcap cũng đưa ra tỷ giá hối đoái thành Bitcoin cho mọi loại tiền điện tử. BTC được liệt kê trên tất cả các sàn giao dịch, vì vậy nếu nó nằm trong cặp của bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao dịch.

Ethereum cũng là lựa chọn tốt cho các cặp giao dịch. Nó gần như phổ biến như Bitcoin và lý do chính cho điều đó là các hợp đồng thông minh của nền tảng Ethereum. Do đó, ETH có nhu cầu lớn trên toàn thế giới và do đó bạn có thể chọn nhiều loại tiền điện tử để giao dịch với nó.

Tiền điện tử cơ sở thứ ba cho nhiều cặp là USDT. Nó chỉ mới trở nên phổ biến cách đây một năm và là một trong những đồng tiền ổn định tốt nhất. (southside815.com)  USDT được sử dụng trên khắp thế giới vì tỷ giá hối đoái của nó kết nối với USD, nhưng nó cung cấp tất cả các lợi ích của tiền điện tử. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều sàn giao dịch thêm Tether vào danh sách của họ. Ngày nay, USDT có khối lượng giao dịch 24 giờ cao nhất và là một trong những loại có tính thanh khoản cao nhất, vì vậy bạn có thể dễ dàng chọn nó cho nhiều cặp.

3.4. Ưu điểm của các cặp này so với cặp khác là gì?

Không có quá nhiều lợi thế nếu chúng ta đang nói về các cặp giao dịch phổ biến. Tất cả chúng đều mang lại khả năng giao dịch tốt và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, một số cặp có thể thích hợp hơn. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào sàn giao dịch mà bạn đang giao dịch.

Hầu hết các sàn giao dịch đều cho thấy khối lượng lớn nhất trên các cặp tỷ giá BTC/ETH, vì hai loại tiền điện tử này đã được thêm vào tất cả các danh sách các sàn giao dịch.

Ví dụ tiếp theo liên quan đến cặp LTC/BTC. Vài năm trước, nó là cặp giao dịch phổ biến nhất trên nhiều sàn giao dịch. Tuy nhiên, ngày nay, tốt hơn là giao dịch LTC/USDT thay vì LTC/BTC. Tại sao? Đơn giản vì LTC/USDT có khối lượng giao dịch lớn hơn và tính thanh khoản cao hơn, theo Coinmarketcap.

Các cặp giao dịch tiền điện tử tốt nhất là:

  • BTC / ETH;
  • ETH / BTC;
  • XRP / BTC;
  • XRP / LTC;
  • BCH / ETH;
  • ETH / XRP.

VnRebates tổng hợp

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.