VNREBATES

Ứng dụng giao dịch vùng Cung – Cầu chuyên sâu

30.05.2022, 08:03 3 phút đọc

Ứng dụng giao dịch theo vùng Cung – Cầu ( Supply Demand ) kết hợp với Price Action là một kiến thức rất bổ ích cho anh em có thể áp dụng ngay vào giao dịch thực chiến .

Hôm nay mình sẽ tổng hợp lại 2 kiến thức mình đã áp dụng vào hệ thống giao dịch của mình . Hy vọng qua những kiến thức tổng hợp này có thể giúp ích cho anh em hiểu hơn về ứng dụng giao dịch vùng Cung – Cầu và giao dịch với “Selling Climax ” trong VSA

1. Ứng dụng giao dịch vùng Cung- Cầu ( Supply Demand )

Trong một xu hướng chúng ta thường hay tìm giá hồi về các vùng đỉnh đáy cũ và tìm tín hiệu vào lệnh.

Tuy nhiên trong xu hướng của thị trường ngoài vùng đỉnh đáy cũ ra thì còn có những nhịp vào thị trường khác nữa.

Một trong số đó là các vùng cung cầu cũng cho chúng ta một điểm vào tiềm năng.

Một vài mẫu hình thường thấy được liệt kê:
– Vùng tiếp diễn RALLY BASE RALLY hoặc DROP BASE DROP
– Vùng đảo chiều RALLY BASE DROP hoặc DROP BASE RALLY

Anh em hãy xem ví dụ dưới đây của cặp NZDUSD vừa xảy ra sáng nay giá đã hồi về đúng vùng Rally Base Rally và tăng mạnh lên.

Đặc biệt đây là vùng base tạo bởi nến Doji nên sẽ có tiềm năng đảo chiều rất mạnh

Xem thêm : Giao dịch vùng cung cầu

2. Selling Climax trong phân tích VSA

Selling Climax là một khái niệm nhằm nói về sự kết thúc hay sắp kết thúc của một xu hướng giảm. Lực bán tháo mạnh trong tâm lý hoảng loạn của đám động tạo ra các cây nến với spread dài và khối lượng tăng cao, hành động này có thể diễn ra trong một hoặc vài phiên và sau đó bị hấp thụ bởi LỰC CẦU từ các Các Big player khi họ bắt đầu mua vào.

Sau selling climax sẽ có một đợt tăng kỹ thuật, nếu sau đó giá giảm và kiểm tra (test) mức giá thấp nhất mà Climax tạo trước đó kèm khối lượng giảm và giá được giữ xung quanh hoặc trên mức Climax, thì anh em có một dấu hiệu cho thấy có hỗ trợ mạnh tại đấy và điều này gợi mở ra rằng đang không có áp lực bán (No Supply) tại đây.

Việc Test – Kiểm tra có xác suất thành công cao khi test mà đi kèm Khối lượng thấp + Các cây nến với thân hẹp nằm cùng khu vực giá hoặc vị trí cao hơn vị trí xảy ra selling climax có volume cao trước đây. Để nâng cao xác suất thành công khi vào lệnh anh em có thể áp dụng thêm bất kỳ mô hình nến đảo chiều nào(như Engufing, Outside bar, Pin bar).

Trong biểu đồ vàng dưới đây anh em có thể thấy giá khi tạo nên một selling climax thì đã nhanh chóng hình thành một nhịp tăng kỹ thuật, sau đó giá tiếp tục test cung 3 lần cho đến khi volume cạn kiệt. Mẫu hình nến pin bar và bullish engulfing gợi mở cho anh em một xác suất vào lệnh thành công cao.

Xem thêm : Ứng dụng VSA trong giao dịch 

Hy vọng qua bài viết này anh em có thể hiểu hơn nhiều cách giao dịch ở những vùng Cung – Cầu và khi gặp nến “Selling Climax ” mình sẹ giao dịch như thế nào .     

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.