VNREBATES

USD liệu sẽ có thể tiếp tục trượt dài trong tháng 05?

05.05.2020, 08:25 6 phút đọc

Phân tích cơ bản về thị trường ngoại hối toàn cầu tuần này. Nhìn chung thị trường có nhiều biến động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến quyết định đầu tư USD.

Các nhà phân tích cho rằng, USD đứng trước các nguy cơ trượt giá dài hạn vì gói nới lỏng định lượng vô thời hạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị đồng USD.

Mối lo ngại về chiến tranh thương mại quay lại

Ngày đầu tiên của tháng Năm đã khởi đầu với việc thị trường chứng khoán Mỹ và ngoại hối đều giảm. Chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones giảm hơn 600 điểm, trong khi đồng AUD và NZD giảm khoảng 1%. Những sự sụt giảm này được thúc đẩy bởi hoạt động sản xuất yếu hơn được dự báo trước từ Úc và có báo cáo rằng Mỹ đang tìm cách trừng phạt Trung Quốc về sự bùng phát đại dịch Corona Virus toàn cầu (Covid-19).

Các nhà đầu tư đã hoàn toàn không chú ý vào sự suy giảm nhỏ hơn dự đoán của chỉ số sản xuất ISM và sự gia tăng trong dữ liệu chi tiêu xây dựng. Thứ năm tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đe dọa sẽ tấn công Trung Quốc bằng một đợt thuế quan mới có thể vô hiệu hóa thỏa thuận thương mại khá căng thẳng trong năm ngoái, thậm chí còn nặng nề hơn.

Các nhà đầu tư đang lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại mới giữa hai cường quốc Mỹ – Trung giữa bối cảnh nhạy cảm đối với nền kinh tế và xã hội toàn cầu.  Tuy nhiên, Nhà Trắng đang tìm cách thực hiện và nếu họ tiến hành trừng phạt Trung Quốc, thị trường chứng khoán có thể phải trả giá.

USD tradewar

Các nhà đầu tư lo ngại về cuộc chiến tranh thương mại sắp tới (Ảnh: FT)

Một trong những cụm từ phổ biến nhất trong giới đầu tư hiện nay là “Bán tháo trong tháng 5 và nghỉ đi” (sell in May and go away). Điều này đề cập đến chiến lược thoái vốn cổ phiếu vào tháng 5 và tái đầu tư vào tháng 11 thông thường. Tuy nhiên trong năm nay, có những lý do rất tốt để bán vào tháng Năm, nhưng trở lại vào tháng 11 có thể là quá muộn.

Những chỉ số kinh tế đáng lưu ý toàn thế giới

Mọi người đều mong đợi các bản công bố dữ liệu kinh tế trong tháng này (tức số liệu tháng 4), sẽ yếu và khả năng dữ liệu yếu đi đáng lo ngại này có thể dẫn đến sự sụt giảm và thể hiện yếu kém trên diện rộng của thị trường cổ phiếu và tiền tệ.

Tuần tới, số liệu về thị trường lao động của Hoa Kỳ, Canada và New Zealand sẽ được công bố. Ngân hàng trung ương Anh và Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ thông báo chính sách và báo cáo PMI/ISM của nhiều quốc gia cũng được phát hành. Úc cũng đã ra có doanh số bán lẻ, trong khi Trung Quốc công bố dữ liệu thương mại mới nhất.

Trong tất cả các báo cáo này, số liệu của thị trường lao động sẽ là yếu tố gây biến động thị trường nhiều nhất, đặc biệt là dữ liệu việc làm của Mỹ vì báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp dự kiến sẽ giảm hơn 2 triệu (tức là mất 2 triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ), nhưng kết quả có thể tồi tệ hơn.

Dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sắp tới ở Hoa Kỳ và Canada sẽ khiến đồng USD và Đôla Canada sụt giảm giảm. Cặp tiền tệ USD/JPY và CAD/JPY nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước tình hình này. USD/CAD tăng vọt vào thứ Sáu sau khi Ngân hàng trung ương Canada bổ nhiệm Tiff Macklem làm thống đốc mới. Bà Carolyn Wilkins, phó thống đốc hiện tại, là người được kỳ vọng sẽ trở thành người kế nhiệm Stephen Poloz.

Tuy nhiên, ngân hàng đã chọn Macklem, người giữ chức vụ tương tự như Wilkins dưới thời Mark Carney và cũng kỳ vọng sẽ trở thành người kế nhiệm Carney vào thời điểm đó.

Số liệu về thị trường lao động của New Zealand có thể không tệ vì đây là dữ liệu trong quý đầu tiên và chế độ phong tỏa của New Zealand bắt đầu vào ngày 25 tháng 3, tức tuần cuối cùng của quý 1. Nền kinh tế cũng đang mở cửa trở lại, và đây là thời điểm các nhà đầu tư có thể nhìn thấy những điểm yếu trong quá khứ.

Đồng đô la New Zealand sẽ tiếp tục có sự thể hiện vượt trội so với USD, CAD và AUD. Ngân hàng Dự trữ Úc có thể không muốn nới lỏng một lần nữa, nhưng ngân hàng vẫn sẽ thận trọng với chỉ số PMI ngành dịch vụ và doanh số bán lẻ.

Khối châu Âu có những dấu hiệu hồi phục tích cực

USD euro

Gói kích cầu hỗ trợ của ECB đạt hiệu quả cao (Ảnh: Forbes)

EUR/USD tăng lên trên 1.10 vào thứ Sáu – tăng khá cao so với những động thái tích cực mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu thực hiện từ đầu dịch đến nay từ các chương trình kích thích bổ sung của ECB được cung cấp thêm trong tuần vừa rồi.

Tuy nhiên, lý do đơn giản nhất có lẽ là do sự khác biệt trong chính sách tài khóa và tiền tệ giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Mặc dù cả hai khu vực đều đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng, thì việc chi tiêu tài khóa và tiền tệ khổng lồ ở Mỹ lớn hơn nhiều có lẽ đang bắt đầu tác động đến đồng USD khiến đồng USD tăng.

Không giống như đồng Euro, đồng bảng Anh giao dịch thấp hơn mặc dù giá nhà và tỷ lệ thế chấp nhà tăng đột biến. Nguyên nhân có lẽ là do dự đoán PMI ngành sản xuất được điều chỉnh giảm và triển vọng tiêu cực đối với Ngân hàng Anh.

Chúng tôi cho rằng ngân hàng sẽ ưu tiên giảm lãi suất để kích thích kinh tế, khi đưa ra cảnh báo rằng sắp tới sẽ có “sự sụt giảm kinh tế nhanh nhất và sâu nhất trong vài thế kỷ”. Ủy ban chính sách tiền tệ sẽ đưa ra quyết định lãi suất vào lúc 6 GMT ngày 7 tháng 5 thay vì 11 GMT.

Tổng hợp bởi VNrebates.net

Lược dịch: Investing

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.