VNREBATES

Vị thế nhà đầu tư: Có phải là yếu tố quan trọng quyết định tâm lý trong giao dịch?

23.06.2022, 10:08 8 phút đọc

Mỗi cá nhân khi tham gia bất kể vào một thị trường giao dịch tài chính đều mang trong mình ước vọng trở nên giàu có và kiếm được thu nhập khủng, không giới hạn. Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, vị thế của mỗi cá nhân hoàn toàn khác nhau, đến từ: Hoàn cảnh kinh tế, xuất phát điểm và tài sản…khác nhau.

Trong Market, nhiều nhà đầu tư xuất thân từ nhiều vị thế khác nhau, dẫn đến tâm lý giao dịch cũng khác nhau. Có người sinh ra tại vạch đích với một gia tài “kếch xù” và đủ để họ rong chơi trong cuộc chơi tài chính một cách thoải mái. Và cũng có người thu nhập hàng tháng rất “khủng”, có thể giao dịch một cách không cần bận tâm về đường giá. Có người lại đem một nửa tài sản để tham gia cuộc chơi. Có những người dùng tất cả tài sản để “all in” nhằm hy vọng kiếm tiền thật nhanh chóng. Nhưng cũng có những người đi vay nợ, sử dụng đòn bẩy lên đến vô cực nhằm kiếm một số tiền đủ để đổi đời. Mục đích của tất cả đều là sở hữu thật nhiều lợi nhuận và mang tới sự thoải mái trong cuộc sống. 

Anh em nên xác định vị thế của bản thân, để từ đó bình tĩnh trong giao dịch. Ngoài ra lựa chọn một phương pháp giao dịch cũng là điều kiện cần và đủ để có nhiều lợi nhuận.

Tại sao vị thế lại quyết định tâm lý?

Anh em thử nghĩ mà xem, với việc có thật nhiều tiền, thì mất đi một ít cũng chẳng là gì. Và cũng chẳng cần “tiền nhiều để làm gì” ngay tại thời điểm đó. (americachip.com) Khi anh em đã đủ đầy về mặt vật chất, việc của mình là không để tiền ngủ yên. Người ta thường nói cách tăng lợi nhuận là để “tiền đẻ ra tiền”. Thì lúc này tâm lý không còn là tâm lý nữa, việc quản lý vốn thường là việc đương nhiên, thêm vào đó anh em sẽ chọn đầu tư dài hạn. Có cả vốn, có cả phương pháp giao dịch thì không có gì phải lo sợ. Lúc này thị trường như một người bạn giúp anh em có thật nhiều lợi nhuận. 

vị thế

Vị thế có quyết định tâm lý giao dịch không?

Mặt khác, nếu như anh em coi việc đầu tư Forex nói riêng và thị trường tài chính nói chung là một NGHỀ, thì anh em phải chấp nhận việc tuân thủ theo các quy tắc quản lý vốn, quản lý tâm lý giao dịch và kết hợp phương pháp Trade của bản thân. Lúc này, thị trường là nơi anh em bắt đầu cuộc hành trình kiếm lợi nhuận, sự cẩn trọng phải đặt lên hàng đầu.

Đầu tư tài chính luôn đi kèm với quản trị rủi ro và chấp nhận rủi ro. Quản lý vốn là điều kiện tiên quyết khi giao dịch. Chuẩn bị vốn để lấy lại những gì đã mất là điều kiện thứ 2. Bất cứ lúc nào cũng vậy, còn vốn thì anh em mới có thể bình tĩnh quyết định điểm vào lệnh cũng như kiếm lợi nhuận được. 

Xem thêm: Đừng để nỗi sợ khiến cho cơ hội vụt mất – Hãy tin tưởng vào chính bản thân mình

Quản lý vốn và quản lý cảm xúc như thế nào?

Suy cho cùng, chẳng có con đường nào trải bước trên hoa hồng. Dù đứng ở vị thế nào, tất cả đều có những khó khăn của riêng mình để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Mấu chốt chính là lựa chọn cho mình phương thức phù hợp. Nếu anh em có sẵn kiến thức, kinh nghiệm cũng như thời gian, tại sao không “thử lửa” bằng việc trở thành Trader chuyên nghiệp? 

Thắng hay thua là điều bình thường trong cuộc đời của một Trader, nên hãy bình thản đón nhận và vượt qua nó.

Với tất cả các kết quả sau khi đầu tư, liệu anh em đã thử dừng lại và hỏi bản thân cảm xúc của mình là gì hay chưa? Mỗi một Trader đều có một thời điểm Win và Lose nhất định theo từng thời kỳ. Có những lúc, anh em sẽ gặp các chuỗi thua liên tiếp làm nản lòng và nghi ngờ vào khả năng cũng như hệ thống phân tích của mình. Cũng có những lúc, anh em thắng nhiều lệnh liên tiếp qua các phương pháp phân tích, từ Scalping, Swing, Trade đa khung thời gian. Khi thắng như vậy, chúng ta ngập tràn trong sự sung sướng, tự tin và hạnh phúc.

vị thế

Cẩn thận với kết quả và cảm xúc của bản thân là điều kiện cần

Cẩn thận với tất cả cảm xúc mà chúng ta có. Khi đầu tư, đừng để tâm thế lo lắng, nỗi sợ bủa vây bởi vì thị trường ngoài kia luôn luôn biến đổi. Đôi khi, phương pháp này hay phương pháp kia sẽ không phù hợp với chu kỳ của thị trường thời điểm đó. Việc của anh em là đừng bao giờ từ bỏ và vẫn tiếp tục quản lý vốn để các chuỗi thua ấy không đẩy tài khoản đến bờ vực bốc hơi. Cũng không nên vứt bỏ hệ thống giao dịch mà mình đang theo đuổi vì có chăng tìm tới hệ thống khác cũng vẫn vấp phải tình huống tương tự. Khi thắng cuộc, quyền quyết định đã thuộc về chúng ta, nhưng nên nhớ “ đừng ngủ quên trên chiến thắng!”

Xem thêm: Chiến lược giao dịch đa khung thời gian

Đừng coi thị trường như kẻ thù!

Mình đã từng gặp những anh em khi giao dịch, luôn coi thị trường như kẻ thù sau mỗi lần thua. “Ta quyết chiến tới cùng” là khẩu hiệu mà họ có ngay tại thời điểm các lệnh gần như bị dính Stoploss hay đang ngấp nghé ngưỡng cháy. Trong khi đó, việc thua lỗ liên tiếp là chuyện có vẻ như bình thường bởi vì thị trường luôn biến động (tin tức ra, cuộc càn quét của cá mập…) khiến anh em đâu thể trở tay kịp để nhận định thị trường hay xử lý tình huống. Lúc này chấp nhận dính Stoploss và kiếm tìm một cơ hội mới hơn thì tốt hơn. Một cơ hội chắc chắn trên đa khung thời gian và vào ngay khi bản thân đủ bình tĩnh để có những lệnh đúng đắn tạo ra lợi nhuận cao. 

vị thế

Đừng coi thị trường như kẻ thù

Thị trường tài chính luôn luôn còn đó, “thị trường nghìn tỷ” luôn luôn tồn tại và sẵn sàng gửi tiền đến cho anh em. Thị trường Forex này đã bắt đầu hình thành trong thập niên 1970 cho đến nay. Nhiều nhà đầu tư đại tài đã đánh bóng tên tuổi và sở hữu khối tài sản kếch xù, thì cơ hội kiếm lợi nhuận cho anh em là bất cứ lúc nào. 

Jesse Livermore từng phát biểu: Chỉ giao dịch ở những thị trường khi tất cả các yếu tố đều có lợi cho bạn. Không ai có thể giao dịch được ở mọi thị trường, mọi lúc mà giành chiến thắng. Có những lúc bạn cần phải đứng ngoài thị trường. 

Giá cả sẽ không bị giới hạn bởi bất cứ ngưỡng cản nào cả. Anh em cẩn thận!

Việc phân tích một cổ phiếu, cặp Forex, một đồng Coin hay một loại hàng hoá hay bất kỳ một đường giá nào trong tài chính đều bị giới hạn bởi một khái niệm xuất hiện rất lâu nay mang tên là “ngưỡng cản”. Chúng ta có định nghĩa về cản tĩnh, cản động và cản tại các mốc số tròn. Vô hình chung tạo thành ngưỡng cản tâm lý trong vấn đề thực chiến. Chúng kích hoạt các vùng chốt lời và xác định các vùng cắt lỗ trong não bộ người Trade. Điều này dẫn đến việc anh em “vào lệnh” trong vô thức, và đôi khi tự tin về khả năng phân tích giá cả của bản thân. 

Chắc hẳn khi mới bước vào nghề Forex này, anh em đã từng giới hạn não bộ mình khi giá chạm một mốc A và cho rằng đây là vùng cản và cơ thể thôi thúc phải chốt lời. Hoặc khi lỗ, anh em cho rằng mốc hỗ trợ này sẽ là tia hy vọng giúp giá quay đầu để hoà vốn. Trong khi đó, thị trường thì không như vậy. Giá cả thực sự không bị giới hạn bởi bất kỳ một ngưỡng cản nào mà Trader tự phân tích ra. Hãy cẩn thận nhé: có khi cản sinh ra để được phá… và đừng giới hạn lợi nhuận của mình khi giá đang chạy đúng xu hướng. 

Xem thêm: Làm chủ thị trường với 4 loại hỗ trợ và kháng cự trong Forex

Trước khi bắt đầu vào lệnh, nhớ cẩn thận với tất cả các ngưỡng cản anh em suy nghĩ ra trong khi ngắm biểu đồ. 

Lời kết

Tóm lại là, vị thế nhà đầu tư sẽ vẫn quyết định một phần tâm lý giao dịch. Nhưng đặt các lệnh và điểm vào lệnh lại thuộc về quyền quyết định ở anh em. Vậy nên, cho dù thị trường có biến đổi theo thời gian như thế nào đi nữa, thì anh em vẫn có thể kiếm được lợi nhuận từ đó. 

Chúc anh em bình tĩnh để giao dịch thuận lợi!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.