VNREBATES

Hướng dẫn giao dịch theo xu hướng trong phân tích kỹ thuật chi tiết

16.02.2023, 10:00 26 phút đọc

Trong giao dịch Forex và Chứng khoán, việc nắm bắt xu hướng (trend) được xem như vũ khí lợi hại giúp trader nhỏ lẻ tự tin tham gia thị trường. Điểm chung của những trader lừng danh như Jesse Livermore, Richard Dennis và Ed Seykota chính là họ là những nhà giao dịch theo xu hướng (trend trader). Vậy, giao dịch theo xu hướng là gì? Làm sao để giao dịch theo xu hướng hiệu quả trong Forex và chứng khoán? Bài viết dưới đây của VnRebates sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Xem thêm:

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Giao dịch theo xu hướng (Trend trading) là một chiến lược được sử dụng để xác định hướng đi của động lượng thị trường. Trong phương pháp này, nhà đầu tư sẽ phân tích giá của một tài sản (cổ phiếu, cặp tiền tệ, …) sẽ di chuyển như thế nào trong tương lai và phán đoán xu hướng hiện tại sẽ kéo dài bao lâu. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có quyết định đặt lệnh cho phù hợp. 

Hiểu đơn giản, giao dịch theo xu hướng đơn giản là bạn vào lệnh MUA trong một xu hướng tăng (uptrend)vào lệnh BÁN trong một xu hướng giảm (downtrend)

Giao dịch theo xu hướng dựa trên một giả thuyết đơn giản – khi một tài sản đi vào một xu hướng, nó sẽ tiếp tục theo hướng đó trong một khoảng thời gian nhất định. Việc phát hiện ra một xu hướng trước khi nó xảy ra hoặc ngay khi nó đang hình thành giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm được cơ hội để vào lệnh và tạo ra lợi nhuận.

Tuy nhiên, trader nên lưu ý với giao dịch theo xu hướng, phần khó nhất không phải là mở một vị thế mà là đóng nó vào đúng thời điểm. Dù giao dịch theo xu hướng cũng tiềm ẩn một vài rủi ro nhưng nhìn chung chiến lược này khá an toàn và ổn định bởi nó đi cùng với xu hướng mạnh nhất trên thị trường.

Xem thêm:

Giao dịch theo xu hướng là chiến lược an toàn và ổn định với các nhà đầu tư nhỏ lẻ

Giao dịch theo xu hướng là chiến lược an toàn và ổn định với các nhà đầu tư nhỏ lẻ (Nguồn: Internet)

Tầm quan trọng của xu hướng thị trường trong forex

Ai là người có tác động mạnh đến thị trường?

Tại sao chúng ta phải quan tâm đến xu thế thị trường? Vì forex là thị trường tài chính lớn nhất thế giới nên mọi chuyển động của giá cả đều cần phải có một sự biến động rất lớn về khối lượng giao dịch. Chỉ những Bigboy như các ngân hàng hay các quỹ đầu tư lớn với số lượng tiền khổng lồ mới có khả năng làm cho giá di chuyển. Mọi vị thế giao dịch của họ mới là thứ mà chúng ta cần quan tâm và bơi theo dòng chảy của họ mới là lựa chọn khôn ngoan.

Xem thêm: Kiến thức forex cơ bản giúp bạn nhập môn vào ngành giao dịch tỷ đô

Sự ảnh hưởng của các Retail Trader trong thị trường này là gì?

Mọi người hãy nhớ rằng các vị thế giao dịch của Trader nhỏ lẽ như mình và các bạn đối với sự di chuyển của giá là rất ít nếu không muốn nói là con số không. Chính vì điều đó nên chúng ta cần phải biết được vị thế mình ở đâu và tuyệt đối không đi ngược lại dòng chảy của các Bigboy hay còn được gọi là đi ngược xu hướng. Kết cục của các trader đi ngược xu thế của thị trường thì đều có kết quả chung là cháy tài khoản.

Phân loại xu hướng

Có 3 xu hướng thị trường chính bao gồm: Xu hướng tăng (uptrend), Xu hướng giảm (Downtrend) Xu hướng đi ngang (Sideway).

Xu hướng tăng

Xu hướng tăng (uptrend) là giai đoạn mà giá tổng thể của tài sản chuyển động theo hướng đi lên. Xu hướng tăng được hình thành khi giá tạo đỉnh (high) sau cao hơn đỉnh trước, đáy (low) sau cao hơn đáy trước.

Thông thường, xu hướng tăng mang lại cơ hội tuyệt vời cho các vị thế mua. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư tham gia thị trường với đúng nguyên lý “mua thấp, bán cao”.  Tuy nhiên, trong một xu hướng tăng giá không phải lúc nào cũng đi lên và có những đợt điều chỉnh giảm. 

Ví dụ: Cổ phiếu Apple trải qua xu hướng tăng từ tháng 7-8/2022

Ví dụ: Cổ phiếu Apple trải qua xu hướng tăng từ tháng 7-8/2022 (Nguồn: Internet)

Xu hướng giảm

Xu hướng giảm (downtrend) là giai đoạn khi giá tổng thể của tài sản chuyển động theo hướng đi xuống. Đó là sự giảm dần giá trị của tài sản trong một thời gian nhất định. Xu hướng giảm được hình thành khi giá tạo đỉnh (high) sau thấp hơn đỉnh trước, đáy (low) sau thấp hơn đáy trước.

Thông thường khi giao dịch trong xu hướng giảm, nhà đầu tư sẽ vào lệnh BÁN tài sản. Trong xu hướng giảm, có những thời điểm thị trường điều chỉnh tăng hay còn gọi là đợt phục hồi tạm thời. Tuy nhiên, các đợt sóng nhỏ này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, trước khi tiếp tục xu hướng chính.

Ví dụ: Cổ phiếu Asana trải qua xu hướng giảm

Ví dụ: Cổ phiếu Asana trải qua xu hướng giảm (Nguồn: Internet)

Xu hướng đi ngang (sideway – không xu hướng)

Xu hướng đi ngang hay thị trường không xu hướng là khi giá chuyển động lên xuống trong một phạm vi hẹp, không có biến động rõ ràng. Xu hướng đi ngang được hình thành khi giá tạo đỉnh (high) sau bằng hoặc gần bằng đỉnh trước, đáy (low) sau bằng hoặc gần bằng đáy trước. Xu hướng này xuất hiện vì một số lý do như đám đông nhà đầu tư có thể mất hứng thú hoặc giằng co hay xuất hiện các chỉ số kinh tế khác ảnh hưởng đến thị trường. 

Nhìn chung, với điều kiện thị trường sideway trader nên ưu tiên đứng ngoài. Lý do vì giai đoạn sideway là lúc thị trường tích lũy, 2 phe mua và bán đang cân bằng, liên tục tạo ra các tín hiệu giả và rất khó để dự đoán giá sẽ đảo chiều hay tiếp tục. 

Ví dụ về thị trường không có xu hướng

Ví dụ về thị trường không có xu hướng (Nguồn: Internet)

Ưu điểm của phương pháp giao dịch theo xu hướng

Giao dịch theo xu hướng là chiến lược dài hạn phổ biến nhất trên tất cả thị trường Forex và chứng khoán. Cùng khám phá những ưu điểm nổi bật của phương pháp giao dịch này sau đây:

Bạn sẽ nắm bắt được xu hướng ngay từ đầu

Các chiến lược giao dịch theo xu hướng đều cố gắng xác định khi nào thị trường có đủ động lực để hình thành 1 xu hướng mới. Vì vậy, theo đuổi phương pháp này sẽ giúp bạn sớm bắt được xu hướng chính và tận dụng nó để tăng xác suất giao dịch thành công. 

Tăng tỷ lệ thắng trong giao dịch 

VnRebates cùng bạn xem xét 1 ví dụ sau:

Có 5 điểm trong biểu đồ này: A, B, C, D và E. Câu hỏi đặt ra mà bạn muốn vào lệnh MUA ở C, D hay E hay vào lệnh BÁN ở A hoặc B?

Là một trend trader, bạn sẽ vào lệnh MUA ở các điểm C, D hoặc E hơn vì động động giao dịch này có xác suất thắng cao hơn.

Tăng tỷ lệ thắng trong giao dịch

Tăng tỷ lệ thắng trong giao dịch

Cung cấp tỷ lệ risk/reward tốt hơn

Bên cạnh việc tăng tỷ lệ thắng của bạn, giao dịch theo xu hướng còn cải thiện tỷ lệ risk/reward nhằm hạn chế rủi ro và tăng phần thưởng cho bạn.

Ví dụ dưới đây cho thấy: Với mỗi 1 USD rủi ro, bạn có thể kiếm bội số của số tiền đó (như 2 USD, 3 USD hoặc thậm chí 10 USD).

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Không yêu cầu nhiều thời gian

Giao dịch theo xu hướng là hình thức giao dịch với nhịp độ khá chậm và các xu hướng thường diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, bạn có thể lệnh cho ngày hôm sau sau khi thị trường đóng cửa hoặc thậm chí có thể chỉ cần đặt lệnh mỗi tuần một lần. 

Chi phí giao dịch thấp hơn

So với các hình thức giao dịch khác, như giao dịch trong ngày (day trading), chi phí của trend trading không thành vấn đề với các trader.  

Cách xác định xu hướng bằng chỉ báo kỹ thuật và đường trendline

Để thực hành chiến lược giao dịch theo xu hướng, bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là học cách xác định xu hướng. Có nhiều cách khác nhau để xác định một xu hướng. Trong khi một số nhà đầu tư dựa vào phân tích cơ bản để dự đoán xu hướng, những nhà đầu tư khác lại chọn phân tích kỹ thuật.

Dưới đây, VnRebates sẽ gợi ý bạn một số cách xác định xu hướng phổ biến dựa trên phân tích kỹ thuật. Những công cụ này vừa xác định được xu hướng thị trường, vừa cung cấp các tín hiệu vào lệnh hiệu quả. 

Sử dụng chỉ báo kỹ thuật

Đường Trung bình động (Moving Average)

Đường trung bình động (MA) là một trong những chỉ báo xác định xu hướng thị trường Forex và chứng khoán phổ biến nhất. Đường MA sẽ làm mượt hành động giá trên biểu đồ, giúp trader nhìn thấy xu hướng rõ ràng hơn. 

Cách sử dụng đường MA để xác định xu hướng:

  • So sánh hành động giá so với đường MA: Nếu giá chạy trên đường MA thì xu hướng hiện tại đang là xu hướng tăng và ngược lại giá đang nằm dưới đường MA thì xu hướng hiện tại đang là xu hướng giảm.
  • So sánh vị trí giữa các đường MA với nhau: Nếu đường MA ngắn hạn nằm trên đường MA dài hạn thì xu hướng đó là tăng và ngược lại.

Ví dụ: Hình dưới đây cho thấy trong diễn biến giá của cặp EUR/USD có những lúc ở phía trên đường MA 50, có những lúc dao động nhẹ nhàng quanh đường MA 50 và có những lúc chạy hoàn toàn phía dưới đường MA 50 tương ứng với các giai đoạn thị trường trong xu hướng tăng, đi ngang và giảm. 

Ngoài ra, đường trung bình động còn đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự cho  xu hướng. Từ đó, trader có thể giao dịch thuận xu hướng tại các vùng giá này hoặc giao dịch với tín hiệu đảo chiều khi các ngưỡng này bị phá vỡ.  

Sử dụng đường trung bình động (MA) để xác định xu hướng

Sử dụng đường trung bình động (MA) để xác định xu hướng (Nguồn: VnRebates)

Đường MACD

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) là một chỉ báo xu hướng khá mạnh dựa trên việc so sánh biến động của các đường trung bình di động với nhau. Ngoài ra, đường MACD có thể cung cấp một tín hiệu sớm hơn cho thấy một xu hướng CŨ sắp kết thúc và một xu hướng MỚI sắp bắt đầu. 

Khi sử dụng chỉ báo MACD để xác định xu hướng, trader nên quan tâm đến đường MACD, đường Signal (đường tín hiệu) và đường 0 (Zero – đường tham chiếu).

Cách xác định xu hướng dựa vào đường MACD như sau:

  • Xu hướng tăng xác nhận khi: Đường MACD nằm trên đường 0 và cắt đường Signal từ dưới lên. Khí đó, nhà đầu tư nên tiến hành đặt lệnh MUA.
  • Xu hướng giảm xác nhận khi: Đường MACD nằm bên dưới đường 0 và cắt đường Signal từ trên xuống. Khi đó, nhà đầu tư nên tiến hành đặt lệnh BÁN.
  • Khi 2 đường MACD và đường Signal đều nằm trên đường 0, xu hướng tăng đang chiếm ưu thế. Ngược lại, khi 2 đường đều nằm dưới đường 0 thì xu hướng giảm đang mạnh hơn.

Ví dụ: Hình dưới cho thấy, đường MACD (đường màu xanh) cắt đường Signal (đường màu vàng) từ dưới lên tại các vị trí 1 và 3 báo hiệu xu hướng tăng còn đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống tại vị trí 2 báo hiệu xu hướng giảm.

Sử dụng đường MACD để xác định xu hướng

Sử dụng đường MACD để xác định xu hướng (Nguồn: VnRebates)

Sử dụng đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng (trendine) là công cụ cơ bản khác dùng để xác định xu hướng của thị trường. Nếu như đường trung bình động (MA) được sử dụng ở đầu xu hướng thì các đường trendline sẽ sẽ phù hợp hơn đối với các giai đoạn sau của xu hướng.

Cách sử dụng đường trendline để xác định xu hướng thị trường như sau:

  • Xu hướng tăng được xác nhận khi giá hình thành trên đường trendline với đỉnh (hight) sau cao hơn đỉnh trước và đáy (low) sau cao hơn đáy trước.
  • Xu hướng giảm được xác nhận khi giá hình thành trên đường xu hướng với đỉnh (high) sau thấp hơn đỉnh trước và đáy (low) sau thấp hơn đáy trước.

Khi giá vượt ra khỏi đường trendline nghĩa là xu hướng bị phá vỡ. Ngoài ra, sử dụng đường xu hướng trong thị trường không có xu hướng sẽ là cách khá tốt để phát hiện các điểm breakout giả.

Ví dụ: Hình dưới cho thấy, cặp USD/JPY đang trong xu hướng giảm khi giá nằm trên đường xu hướng với các đỉnh thấp dần. 

Tham khảo thêm: 5 cách xác định xu hướng thị trường forex

Sử dụng đường trendline để xác định xu hướng

Sử dụng đường trendline để xác định xu hướng (Nguồn: VnRebates)

Cách giao dịch theo xu hướng trong Forex và chứng khoán

“Xu hướng là bạn” (Trend is your friend) – Quy tắc giao dịch trader nên nhớ

Trong thị trường luôn tồn tại hai phe đối lập là những trader theo chiến lược giao dịch theo xu hướng và những trader giao dịch đảo chiều xu hướng để bắt đỉnh, đáy. Trong cả hai chiến lược đều có những trader thành công và thất bại. Tuy nhiên, đối với những trader cá nhân thì việc giao dịch theo xu hướng an toàn hơn nhiều so với giao dịch đảo chiều nhiều rủi ro. 

Người ta thường nói buôn có bạn bán có phường giao dịch theo trend following strategy nghĩa là bạn đang đi theo số đông hay theo dòng tiền thông minh. Trong thị trường forex hay chứng khoán, những trader nhỏ lẻ chỉ là những con “cá con” bơi theo “cá mập – dòng tiền thông minh”. Xu hướng do cá mập tạo ra vì thế trader nên cố gắng tìm cách bơi theo cá mập thay vì bơi ngược hướng với cá mập để bị “ăn thịt”. 

Các chiến lược giao dịch theo xu hướng

Chiến lược mua khi giá điều chỉnh

Chiến lược này được hiểu là trong một xu hướng tăng trong dài hạn, bạn canh MUA khi giá xuất hiện những nhịp điều chỉnh giảm (pullback) ngắn hạn. Những đợt điều chỉnh giảm nhưng vẫn đảm bảo điều kiện đáy mới cao hơn đáy cũ thường xuất hiện trong giai đoạn tích lũy của xu hướng tăng.

Ưu điểm 

  • Đáp ứng đúng tiêu chí “mua thấp bán cao”.
  • Những đợt giảm ngắn hạn này mang đến cơ hội cho trader nhằm tối ưu hóa nguồn vốn.
  • Phù hợp với những nhà đầu tư có nguồn vốn lớn và tham gia thị trường với chiến lược giải ngân từng phần. 

 Nhược điểm

  • Khả năng kiểm soát rủi ro trong chiến lược này kém hơn.
  • Đôi khi nhà đầu tư thực sự có thể bỏ lỡ những biến động của thị trường trong khi chờ giá đến mức bạn mong muốn.
  • Trong chứng khoán, nhà đầu tư khó kiểm soát được thời gian khi nào dòng tiền thông minh từ các quỹ hay nhà đầu tư chuyên nghiệp quay trở lại thị trường. Do vậy, trader áp dụng chiến lược này dễ gặp phải tình trạng giam vốn trong một khoảng thời gian. 

2 Ví dụ về cách áp dụng phương pháp này:

Ví dụ 1: 

Trong ví dụ dưới đây, quỹ SPDR S&P 500 ETF (SPY) trải qua 4 lần điều chỉnh giảm (pullback) trong xu hướng tăng dài hạn. Những đợt pullback này thường xuất hiện khi giá di chuyển đến gần đường trung bình động 50 ngày (MA 50), nơi có hỗ trợ kỹ thuật trước khi phục hồi cao hơn. 

Với chiến lược này, các trader nên đảm bảo sử dụng kết hợp với một số chỉ báo kỹ thuật khác để đánh giá các đợt điều chỉnh giảm giá chính xác hơn, tránh tình trạng chúng biến thành các đợt đảo chiều dài hạn.

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Ví dụ 2: 

Trong ví dụ dưới đây, cặp XAUUSD cũng trải qua 2 lần giá điều chỉnh giảm trong một xu hướng tăng. Bạn có thể vào lệnh MUA tại các vị trí giá điều chỉnh này. Để giao dịch tại vùng giá điều chỉnh giảm, trader cần xác định vùng hỗ trợ/kháng cự đáng tin cậy. 

Cụ thể, như hình trên, trong vùng kháng cự, giá phá vỡ khỏi đó rồi điều chỉnh giảm. Tiếp đó, ngưỡng kháng cự trước đó trở thành ngưỡng hỗ trợ. Giá tăng cao hơn một lần nữa rồi lại bước vào một đợt điều chỉnh giảm nữa.

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Chiến lược mua khi giá bứt phá (breakout)

Chiến lược này được hiểu là bạn vào lệnh MUA khi giá xuất hiện nhịp breakout trong ngắn hạn, thiết lập đỉnh cao mới để tiếp diễn xu hướng tăng trong dài hạn.

Ưu điểm

  • Tận dụng được lợi thế từ động lực của thị trường.
  • Bắt kịp với các xu hướng lớn. Trong chiến lược mua khi giá điều chỉnh giảm, bạn sẽ gặp bất lợi là có thể giá không có đợt pullback (đợt hồi) nào dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội. Tuy nhiên, với chiến lược giao dịch theo breakout, bạn không bao giờ phải lo lắng về việc điều này.

Nhược điểm

  • Điểm yếu lớn nhất của giao dịch breakout là trader dễ gặp phải một đột phá giả và rơi vào bẫy của thị trường.
  • Đối với chứng khoán, nhà đầu tư gặp phải tình trạng khó giải ngân cùng lúc với các cổ phiếu có thanh khoản trung bình thấp.

2 Ví dụ về chiến lược mua khi giá breakout

Ví dụ 1: Vào lệnh MUA khi giá breakout tại vùng tích lũy trong xu hướng tăng

Ở giai đoạn tích lũy của xu hướng tăng, nhiều trader đặt stop loss (cắt lỗ) xung quanh, bên trên và bên dưới khu vực tích lũy. Ngoài ra, cũng sẽ có nhiều trader đặt lệnh buy stop tại khu vực này. Như vậy, khi thị trường thoát khỏi vùng tích lũy, bạn sẽ nhận được một áp lực gấp đôi. Khi giá tăng, các lệnh buy stop và stop loss kết hợp lại sẽ tạo động lực để giá tăng mạnh hơn nữa.

Như vậy, trader có thể vào lệnh MUA khi vùng tích lũy ôm lấy ngưỡng kháng cự trước khi breakout như hình minh họa dưới đây:

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Ví dụ 2: Vào lệnh MUA khi giá breakout xuất hiện mô hình giá tam giác hay xuất hiện ngưỡng kháng cự và giá thị trường tiếp tục tạo các đáy (low) cao hơn. 

Đây là dấu hiệu cho thấy bên mua đang dần lấy lại động lực so với phe bán. Câu chuyện đằng sau có thể lý giải rằng: mỗi khi giá đạt đến một đỉnh (high) nhất định, một số trader bị thuyết phục để vào lệnh BÁN tại đó, dẫn đến giá giảm trở lại. Mặt khác, một số trader khác lại tin rằng giá sẽ tăng cao hơn và MUA vào ở mức đáy (low) cao hơn mức đáy trước đó. Kết quả là giá breakout khỏi vùng kháng cự và tăng mạnh. 

Như hình minh họa dưới đây, trader có thể vào lệnh MUA cặp GBPUSD tại điểm (khoanh tròn màu vàng) mà giá breakout khỏi ngưỡng kháng cự (Resistance) sau khi xuất hiện các đáy (low) sau cao hơn đáy trước đó trong một xu hướng tăng.

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Giao dịch theo xu hướng là gì?

Xem thêm: Long Short là gì? Phân biệt lệnh Long (mua) và Short (bán)

Trader sẽ định vị mình như thế nào ở từng xu hướng thị trường forex khác nhau?

Luôn ghi nhớ trong đầu mình rằng chúng ta không thể tác động được đến giá.

Điều này hết sức quan trọng vì đôi lúc trader chúng ta rất hay đánh mất bản thân vì nghĩ mình có thể làm chủ được thị trường dẫn đến nhiều trường hợp lao vào bắt đáy bắt đỉnh. Vì thế chúng ta phải biết định vị mình đang đứng ở đâu để có những chiến lược giao dịch phù hợp, nghĩ đơn giản như là khi chúng ta thấy thị trường đang tăng thì ta tìm kiếm lệnh mua và ngược lại thị trường đang giảm thì ta tìm kiếm lệnh bán. Chỉ đơn giản thế thôi mà dường như chúng ta rất hay quên, đơn giản vì chúng ta chưa hiểu rõ được vị thế của mình. Thị trường sẽ không đảo chiều chỉ vì các vị thế của Retail Trader.

Cơ hội vào lệnh của trader ở đâu trong một xu hướng?

Khi chúng ta đã xác định được xu hướng của thị trường, lúc này chúng ta sẽ xác định những mốc hỗ trợ và kháng cự quan trọng mà giá có thể hồi về .Sau đó chúng ta sẽ vào những khung thời gian thấp hơn để tối ưu hóa điểm đặt lệnh.

Nói một cách dễ hiểu khi chúng ta đã xác định được đó là một xu hướng có nghĩa là giá đã chạy xa được một đoạn.Vì thế chúng ta cần vào những khung nhỏ hơn để tìm được entry.

Cách vào lệnh mua với xu hướng thị trường trong forex tăng

Khi chúng ta xác định được thị trường tăng rõ ràng, lúc này lệnh mua sẽ có tỷ lệ thắng cao. Tuy nhiên để có tỷ lệ Risk Reward cao thì chúng ta cần phải đợi giá hồi về những mức giá trị quan trọng trước khi giá tiếp tục tăng.

Lấy ví dụ dưới đây ta có thể thấy giá đang là một xu hướng tăng vì giá đã tạo đỉnh và đáy cao dần, lúc này ta sẽ tìm kiếm một lệnh mua.

Tuy nhiên để có được một vị thế giao dịch đẹp thì ta sẽ đợi giá hồi về những vùng quan trọng để vào lệnh. Vì theo hành vi giá trước khi giá muốn tăng lên một mốc mới thì nó cần phải quay lại để lấy thanh khoản (hình 1). Vậy thì cơ hội của chúng ta là khi con sóng hồi kết thúc và chuyển thành con sóng tăng (hình 2).

Như các bạn thấy đều là mua nhưng mua ở đâu sẽ đem lại lợi nhuận cao, trader chúng ta cần phải biết được những vùng mà Bigboy sẽ vào lệnh và đi theo ở đó.

Thị trường hồi về

Thị trường hồi về

Thị trường tiếp tục xu hướng tăng

Thị trường tiếp tục xu hướng tăng

Cách vào lệnh bán đối với xu hướng thị trường trong forex giảm

Tương tự như đối với thị trường tăng thì trong trường hợp giảm chúng ta cũng sẽ phải đợi giá hồi về những vùng giá trị quan trọng trước khi tiếp tục giảm.

Lấy ví dụ dưới đây ta có thể thấy giá đang là một xu hướng giảm vì giá đã tạo đỉnh và đáy thấp dần, lúc này ta sẽ tìm kiếm một lệnh bán.

Tuy nhiên để có được một vị thế giao dịch đẹp thì ta sẽ đợi giá hồi về những vùng quan trọng để vào lệnh. Vì theo hành vi giá trước khi giá muốn giảm xuống một mốc mới thì nó cần phải quay lại để lấy  thanh khoản (hình 3). Vậy thì cơ hội của chúng ta là khi con sóng hồi kết thúc và chuyển thành con sóng tăng (hình 4).

Qua ví dụ trên các bạn có thể thấy vị thế của Trader nhỏ lẻ là đợi cá mập dẫn đường rồi chúng ta sẽ đi theo dấu vết của cá mập để lại.

Chờ đợi thị trường hồi về

Chờ đợi thị trường hồi về

Xu hướng thị trường trong forex tiếp tục giảm

Xu hướng thị trường trong forex tiếp tục giảm

Khi thị trường Sideway ta làm thế nào?

Như đã nói ở trên vị thế trader nhỏ lẽ là đi theo dòng chảy của thị trường, nghĩa là bên nào đang chiếm ưu thế thì ta sẽ đi theo bên đó. Còn sideway là gì? Sideway là thị trường không có xu hướng hai bên vẫn đang giằng co với nhau, chúng ta vẫn chưa biết được bên nào sẽ chiến thắng. Vậy thì lí do gì chúng ta phải vào lệnh ở giai đoạn này? Không có lí do gì cả, chỉ có là do chúng ta nôn nóng muốn vào lệnh mà thôi.

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffer đã từng nói: “Thị trường chứng khoán được tạo ra để chuyển tiền từ túi những kẻ nôn nóng sang những người kiên nhẫn”. Vì thế lựa chọn tốt nhất trong giai đoạn này của chúng ta là chờ đợi thị trường cho chúng ta manh mối để giao dịch.

Xem thêm:

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet

Lời kết

Trong bài viết trên, VnRebates đã giải thích giúp bạn giao dịch theo xu hướng là gì cũng như hướng dẫn bạn cách sử dụng chiến lược này nhằm tìm kiếm cơ hội trên thị trường Forex và chứng khoán

Mặc dù chiến lược này khá an toàn và ổn định với các trader mới nhưng nó vẫn yêu cầu bạn trang bị kiến thức cơ bản tốt và sử dụng thành thạo các chỉ báo kỹ thuật đi kèm. Hãy bắt tay ngày và tìm hiểu và thực hành để cải thiện kết quả giao dịch của mình bạn nhé!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.