VNREBATES

YOY (Year over Year) là gì? Tầm quan trọng và ý nghĩa trong đầu tư

27.10.2021, 14:07 7 phút đọc

YOY một phép đo lường cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực đầu tư tài chính mà không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết khái quát về định nghĩa YOY, cách tính và tầm quan trọng của chỉ số này trong quá trình phân tích và đầu tư tài chính.

Nếu các bạn thường xuyên tiếp xúc với các thông tin tài chính trên báo đài, thì chắc hẳn đôi lần sẽ tiếp xúc với thuật ngữ “YOY” (Year over Year). Tuy nhiên ít ai hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của cụm từ này trong hoạt động giao dịch và đầu tư tài chính. Vậy YOY là gì? Ý nghĩa thế nào trong lĩnh vực đầu tư?

1. Thế nào là YOY (Year over Year) ?

YOY, viết tắt của cụm từ tiếng anh Year over Year, hiểu đơn giản là một kỹ thuật so sánh theo năm của một đối tượng bất kỳ. Trên thực tế, YOY được sử dụng nhiều trong việc so sánh kết quá kinh doanh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua từng thời kỳ khác nhau. Từ đó, Year over Year cho chúng ta biết mức độ tăng, giảm qua từng năm của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

yoy

Ví dụ: Công ty APPLE (mã cổ phiếu AAPL) doanh thu quý III/2021 tăng trưởng YOY 36% đạt 81 tỷ USD. Điều này có ý nghĩa, APPLE tăng tưởng doanh thu 36% quý III/2021 so với quý II/2021.

Bất kỳ sự kiện nào đều có thể đo lường qua Year over Year nếu sự kiện đó lặp lại và có thể được so sánh được. Ngoài ra, các nhà kinh tế học còn dùng Year over Year để so sánh hiệu suất qua hàng năm, hàng quý và hàng tháng.

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? 3 kênh đầu tư tài chính online hiệu quả nhất hiện nay

2. Ý nghĩa của YOY trong lĩnh vực tài chính

Phép đo YOY tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh chéo các bộ dữ liệu. Đối với doanh thu, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu dưới dạng Year over Year, để có thể dễ dàng so sánh dữ liệu doanh thu quý qua các thời kỳ của công ty một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Qua đó, giúp chúng ta nhận định được doanh thu của công ty đang tăng hay giảm.

yoy

Trên đây là một bảng so sánh ví dụ về cách áp dụng YOY trong hoạt động phân tích tài chính. Trong năm 2016, tập đoàn A đã báo cáo doanh thu thuần tăng 20% so với năm trước đó. Bằng cách so sánh các dữ liệu khác nhau qua các năm khác nhau, giúp chúng ta có thể rút ra các so sánh chính xác nhất, cho phép chúng ta bỏ qua tính chất mùa vụ của hành vi tiêu dùng. So sánh cùng kỳ này cũng có giá trị đối với danh mục đầu tư. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng Year over Year đế kiểm tra hiệu suất YOY để xem hiệu suất thay đổi như thế nào theo thời gian.

YOY bỏ qua tính thời vụ của chu kì kinh doanh như sau. Ví dụ: Tính thời vụ của đồ may áo ấm là mùa đông tháng 12, và doanh nghiệp kinh doanh khó khăn vào mùa hè tháng 5. Khi đó, YOY giúp bạn so sánh kết quả kinh doanh tháng 12 năm nay với năm trước, chứ không thể so sánh với mùa hè. Đó chính là ưu điểm của phương pháp so sánh này, giúp bỏ qua tính thời vụ kinh doanh.

Tóm lại, dựa vào kết quả so sánh Year over Year , ta có dễ dàng rút ra kết luận như sau :

  • YoY phản ánh tình hình kinh doanh qua từng thời kỳ đang tăng trưởng hay đi xuống.
  • YoY giúp so sánh kết quả kinh doanh trong các quý, năm hoặc giữa các tháng với nhau.
  • YoY giúp đánh giá toàn diện về tình hình tài chính quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp, từ đó hiểu được hiệu quả kinh doanh của công ty.

3. Một số chỉ số tài chính đo lường theo YOY

Dưới đây là danh sách các số liệu tài chính được sử dụng phổ biến nhất để tiến hành so sánh giữa các năm:

  • Doanh thu bán hàng – doanh thu đã tăng hoặc giảm bao nhiêu qua các năm
  • Giá vốn hàng bán (COGS) – công ty đã có thể quản lý tỷ suất lợi nhuận gộp của mình tốt như thế nào
  • Bán hàng Chi phí quản lý và chung (SG&A) – các giám đốc điều hành đã quản lý chi phí văn phòng công ty của họ tốt như thế nào
  • Lợi nhuận trước thuế lãi và khấu hao (EBITDA) – một thước đo của lợi nhuận hoạt động và dòng tiền
  • Thu nhập ròng – so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp theo thời gian
  • Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) – xem xét lợi nhuận trên cơ sở mỗi cổ phiếu

yoy

Ngoài ra, YOY còn được sử dụng trong chỉ số kinh tế chung để tiến hành so sánh giữa các năm:

  • Lạm phát – xu hướng lạm phát là gì
  • Tỷ lệ thất nghiệp – xu hướng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là gì
  • GDP – tổng sản phẩm quốc nội mà một quốc gia đang sản xuất
  • Lãi suất – chúng ta đang ở trong môi trường lãi suất tăng hay giảm

Xem thêm: CANSLIM là gì? Hướng dẫn lọc cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

4. Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số YOY

Ưu điểm:

  • YOY bỏ qua yếu tố thời vụ trong chu kỳ kinh doanh để kết quả khách quan nhất.
  • Rút ngắn quy trình phân tích, từ đó giúp so sánh kết quả nhanh chóng.
  • Việc tính toán cực kỳ rất đơn giản và tính chính xác cao rất cao.

Nhược điểm:

  • Kết quả YOY tiêu cực khi công ty tăng trưởng âm.
  • Các vấn đề rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp không thể tính toán qua YOY.
  • Hạn chế trong phản ánh thông tin.
  • Xu hướng doanh nghiệp chỉ được phản ánh trong 1 kỳ tính toán.

5. Cách tính toán chỉ số YOY

Để chúng ta có thể tính được YOY chỉ cần qua 3 bước cơ bản:

  • Bước 1: Lấy số liệu qua năm nay và năm trước.
  • Bước 2: Tính toàn Tốc độ tăng trưởng YOY = Chênh lệch số liệu/Số liệu năm trước.
  • Bước 3: Tiến hành quy đổi kết quả về dạng %. Và chúng ta đã được chỉ số YOY.

Ví dụ: Doanh thu của Tập đoàn A năm 2016 là 125.000 nghìn tỷ. Cùng kỳ năm 2017 là 150.000 nghìn tỷ. Như vậy, chúng ta có thể đơn giản tính toán được công ty đã tăng trưởng là tăng 25.000 tỷ.

Khi đó, YOY = 25.000/125.000 = 0,2 tương đương 20%

KẾT LUẬN

Chỉ số YOY cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán và khi chúng ta hiểu rõ được tính chất, đặc điểm và tầm quan trọng của YOY thì bạn hoạn toàn có thể dễ dàng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp nhất. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả.

VnRebates tổng hợp

Theo Investopedia, corporatefinanceinstitute

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.