VNREBATES

Bạn muốn giao dịch để kiếm sống? Đừng bỏ qua bài viết này!

14.03.2024, 12:31 5 phút đọc

Giao dịch để kiếm sống, hay nói cách khác là giao dịch toàn thời gian, là mục tiêu, thậm chí là ước mơ của nhiều Trader khi bước chân vào thị trường. Bởi lẽ đây là một thị trường đầy tiềm năng và cơ hội, lại không bị bó buộc về thời gian, không gian. Thế nhưng, giao dịch để kiếm sống có thực sự dễ dàng? Nếu như bạn đang muốn bước chân vào con đường này, hãy tham khảo những kinh nghiệm sau đây, được chia sẻ bởi một nhà giao dịch chuyên nghiệp lâu năm.

Những điều bạn cần biết trước khi nghĩ đến việc giao dịch để kiếm sống

Sau đây sẽ là chia sẻ của Cory Mitchell – một day trader và swing trader chuyên nghiệp từ năm 2005, tập trung chủ yếu vào cổ phiếu và tiền tệ.

Giao dịch để kiếm sống cùng Cory Mitchell.

Giao dịch để kiếm sống cùng Cory Mitchell.

Ông có bằng CMT với chuyên môn về các chiến lược kỹ thuật ngắn hạn đến trung hạn và là người sáng lập nên trang web TradeThatSwing.com.

Bây giờ, nếu bạn vẫn đang cân nhắc về quyết định có nên bước vào con đường giao dịch để kiếm sống hay không, thì bài viết này là dành cho bạn!

Bạn muốn giao dịch để kiếm sống?

Dưới đây là một số điều bạn nên biết và lập kế hoạch chuẩn bị nếu muốn thực hiện điều này!

Chúng KHÔNG trải đầy hoa hồng như nhiều người vẫn tưởng. Tôi sẽ nói cho bạn nghe mặt tối mà ít người nói đến:

Có một sự khác biệt giữa việc “trở thành một nhà giao dịch” và “muốn giao dịch”.

“Muốn giao dịch” thường xuất phát từ sự phấn khích, lợi nhuận nhanh chóng và, ngược lại với điều này…

“Trở thành một nhà giao dịch” đòi hỏi phải có kỷ luật, kiên nhẫn và tập trung. Để kiếm sống từ trading, bạn cần khao khát “trở thành một nhà giao dịch”, chứ không phải “muốn giao dịch”.

Thu nhập từ trading biến động… rất nhiều, từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

Đừng mong đợi lúc nào cũng kiếm được số tiền như nhau. Sẽ có những khoảng thời gian dài kiếm được lợi nhuận khủng và những khoảng thời gian không thể tránh khỏi với lợi nhuận ít hơn/ thua lỗ.

Bạn cần phải giỏi trong việc lập kế hoạch tài chính.

Tức là, bạn chắc chắn có thể làm các công việc khác, làm nghề tự do hoặc điều hành một doanh nghiệp bên ngoài phạm vi trading.

Trading KHÔNG phải kiểu “hoặc được cả, hoặc mất hết”. Tôi day trade, swing trade, và đầu tư, và tất cả những việc đó thường mất trung bình ít hơn 2 giờ mỗi ngày. Vẫn còn rất nhiều thời gian cho các hoạt động khác.

Hiệu ứng lãi kép sẽ không xảy ra nếu bạn cần dùng đến tiền lãi của mình để tồn tại.

Nếu giao dịch để kiếm sống, thì tức là tiền sẽ bị rút ra khỏi tài khoản. Điều đó có nghĩa là, bạn đang không tích luỹ số tiền đó lại.

Nếu bạn có kế hoạch tích luỹ vốn, bạn sẽ cần rất nhiều tiền tiết kiệm hoặc một nguồn thu nhập khác.

Là trader, bạn không hề có mạng lưới an toàn.

Nếu bạn là một nhân viên văn phòng, bạn sẽ được hưởng nhiều chương trình chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm thất nghiệp.

Còn khi bạn trade, bạn chỉ có mỗi mình bạn mà thôi. Trừ khi bạn là một ngân hàng lớn, còn không thì sẽ chẳng có gói cứu trợ nào cả!

Đây là lý do tại sao tôi có nhiều nguồn thu nhập. Lúc mới bắt đầu sự nghiệp, tôi bị ốm nặng hơn một tháng. Không có thu nhập, không có mạng lưới an toàn.

Nếu bạn không thể giao dịch, thì không có mạng lưới an toàn nào, ngoại trừ những mạng lưới bạn tự thiết lập.

Sự không chắc chắn đó không dành cho tất cả mọi người. Đây là lý do tại sao việc có thêm thu nhập lại là một ý hay!

Bạn có thể không lo lắng về điều đó cho đến khi điều đó xảy ra, nhưng khi mọi việc đâu vào đấy, bạn sẽ ước giá mà mình đã tự lo liệu từ trước.

Hành trình đến với lợi nhuận không hề đơn giản hay có gì đảm bảo đâu. 95% trader không tạo ra đủ lợi nhuận để bõ công với thời gian đã bỏ ra.

Các trader có lợi nhuận thường phải mất ÍT NHẤT một năm để đạt được điều đó, nhưng thường là lâu hơn.

Trading tưởng không khó mà khó không tưởng. Hãy hiểu điều đó, nếu không thì đừng bắt đầu!

Trading KHÔNG tương đương với sự giàu có.

Nhiều người đến với trading vì họ muốn trở nên giàu có. Nhưng Trading và làm giàu là hai bộ kỹ năng hoàn toàn khác nhau.

Trading là tạo ra lợi nhuận/ thu nhập; còn làm giàu thì liên quan đến việc quản lý tài chính cá nhân. Chỉ cần một ngày tồi tệ là bạn sẽ đánh mất tài khoản/ thu nhập của mình.

Những điều kỳ lạ luôn có thể xảy ra: flash crash, broker phá sản, chiến tranh,… Chúng ta có thể không mất tất cả, nhưng có khả năng sẽ không thể giao dịch trong một thời gian. Về cơ bản, chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi một số thế lực nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất vẫn là chính chúng ta. Trader đã đốt cháy tài khoản của họ trong các giao dịch “trả thù” vì tức giận hoặc không tuân theo quy trình quản lý rủi ro của họ.

Cho đến giờ, bạn đã làm gì không quan trọng. Nếu bạn để bản thân mất kiểm soát, dù chỉ một lần, bạn có thể sẽ kết thúc cuộc hành trình “trading for a living” của mình.

Nói tóm lại, trading có những thách thức, nhưng cũng có những đặc quyền:

  • Không mất nhiều thời gian
  • Tiềm năng kiếm tiền tuỳ thuộc vào bạn
  • Không có sếp (bạn tự là sếp của mình)
  • Không cần nhiều $ để bắt đầu
  • Không đến văn phòng làm việc
  • Vẫn có thể làm những công việc khác
  • Thời gian tự do
  • Sẽ huỷ hoại bạn hoặc tạo ra một khuôn khổ cho sự phát triển bản thân…

Hy vọng rằng bài viết này sẽ làm sáng tỏ một số điều bạn nên biết nếu bạn muốn dấn thân vào con đường này.

Nếu bạn muốn thì cứ làm đi, nhưng hãy mở to mắt mà bước vào. Hãy lên kế hoạch trước.

Nếu những điều này khiến bạn quá hoảng sợ, tuyệt! Tôi đã tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian rồi đấy!

Nguồn: TradeThatSwing.com

 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.