Phân tích cơ bản và kỹ thuật cặp EURUSD tuần tới
Mối quan tâm của nhà đầu tư đã chuyển sang phản ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với việc thông qua luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh đối với Hồng Kông. Điều này có khả năng châm ngòi cho một loạt các cuộc chiến ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và đưa các nhà giao dịch đổ xô tìm kiếm sự an toàn ở đồng đô la.
Đồng Euro giá ổn định ngày hôm nay sau bốn ngày tăng liên tiếp, được thúc đẩy bởi sự lạc quan khi kỳ vọng một liên minh tài chính chặt chẽ hơn trong khối Eurozone.
Tuy nhiên, sự lạc quan này nhanh chóng bị dập tắt do ảnh hưởng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ngày càng tăng và dữ liệu kinh tế yếu liên tục được công bố.
Các bộ trưởng tài chính khu vực đồng Euro dự kiến sẽ thảo luận vào tuần này về tài liệu kêu gọi chính sách tài khóa hỗ trợ tăng trưởng hơn, một động thái có thể khiến nước Đức chi tiêu nhiều hơn trong bối cảnh lo ngại về sự suy thoái chung của khu vực. Trong khi đó cặp EURUSD đang giao dịch thận trọng hơn dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật.
Sau thời gian dài chịu tác động xấu từ dịch Covid-19, thị trường lao động New Zealand đã bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục dần, đặc biệt là trong quý 2 năm 2021 vừa rồi. Hãy cùng xem những diễn biến đó cụ thể như thế nào, và chính sách tiền tệ của họ trong tương lai sẽ ra sao với sự hồi phục của thị trường lao động.
Biên bản họp Fed được công bố vào 1h sáng ngày thứ 5 (giờ Việt Nam) được kỳ vọng sẽ mở ra manh mối về tốc độ thực hiện kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán trong bối cảnh đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ đảo ngược.
Dữ liệu CPI Flash tháng 3 của khu vực Eurozone được phát hành lúc 10:00 GMT thứ Sáu này sẽ là tâm điểm của thị trường. Và, liệu dữ liệu lạm phát kỷ lục hay tình hình chiến sự tại Ukraine mới là động lực quan trọng đối với đà phục hồi của đồng EUR?
Tiêu điểm của tuần này sẽ là các bản phát hành dữ liệu Flash PMI mới nhất của khu vực Eurozone với lo ngại rằng đó sẽ là dấu hiệu của một cuộc suy thoái. Đường lối chính sách của SNB cũng như những động thái của Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cũng sẽ là những bản tin quan trọng.
Các bản phát hành dữ liệu của Hoa Kỳ sẽ đổ bộ thị trường trong tuần này, phần lớn tập trung vào thứ 6. Gần đây, động lực giao dịch chi phối đồng USD đã thay đổi khi mà dữ liệu mạnh mẽ cũng không thể thúc đẩy đồng tiền dự trữ của thế giới này tăng giá. Nếu tiếp tục mô hình này, đó sẽ là một dấu hiệu khác cho thấy xu hướng tổng thể đã cạn kiệt.
Trong bối cảnh những căng thẳng địa chính trị ở Ukraine đi vào bế tắc, tuần này hàng loạt các dữ liệu sẽ được tung ra thị trường mà tiêu điểm là chỉ số lạm phát PCE, PMI flash… cộng với những động thái của RBNZ trong cuộc họp chính sách sắp tới.
Trong cơn giông bão thị trường các cá mập và tiền của họ thường đi đâu? Khi mọi người mất tiền và nền kinh tế suy thoái anh em vẫn có thể đọc được những bài báo như tài sản của các tỷ phú tăng lên, khoảng cách giàu nghèo lại gia tăng,… Điều làm họ trở nên khác biệt là biết lúc nào đổ tiền ra và lúc nào thu tiền vào những nơi an toàn, vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cá mập trú ở đâu trong những ngày giông bão nhé.
Trung Quốc đang là một quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm trên thế giới, đây là nền kinh tế được đánh giá sẽ trở thành một siêu cường và là đối trọng chính của Mỹ trong tương lai. Vậy các đặc điểm nền kinh tế quốc gia này hoạt động như thế nào, điểm mạnh và hạn chế là gì, nguy cơ và cơ hội ở đâu trong nền kinh tế hiện đại ngày nay?
Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và Vương quốc Anh là hai nền kinh tế ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường tài chính, đối với forex trader đây cũng là những cặp giao dịch chính, việc thấu hiểu nền kinh tế của hai khu vực này sẽ giúp anh em có thêm những nhận định chính xác và phản ứng nhanh nhạy trước các tin tức bất ngờ và bảo vệ được tiền của mình kiếm được
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, các nền kinh tế luôn có tác động lẫn nhau, các biến động ở những nền kinh tế hàng đầu sẽ lan ra cả thế giới. Thời đại này, với sự phát triển của công nghệ mang đến cho những nhà đầu tư cơ hội đầu tư trên toàn cầu và thu hẹp khoảng cách lợi thế của các retail trader với các cá mập. Một trong những nền kinh tế hùng mạnh và an toàn nhất là nền kinh tế Mỹ. Vậy nền kinh tế Mỹ có những đặc điểm gì? Cơ hội đầu tư nằm ở đâu? Cần lưu ý những nguy cơ nào?
Tổng quan nền kinh tế, những chỉ số vĩ mô chỉ ra sức khỏe của một nền kinh tế cũng như báo trước các cơ hội đầu tư, cảnh báo trước những biến động mạnh mẽ theo cả hai hướng. Đọc hiểu và phân tích hồ sơ kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận hay bảo vệ tiền trong túi là đứng cùng góc nhìn với các cá mập trên thị trường,….
EUR/USD còn được gọi là “fiber” và “euro”, hoặc “eu”. EUR/USD là 1 trong những cặp tiền tệ chính, và có mức thanh khoản cao nhất trong số các cặp tiền khi chiếm đến hơn 50% khối lượng giao dịch của toàn thị trường. Được như vậy là do EUR và USD là 2 đồng tiền của 2 ông lớn Mỹ và EU, đồng thời là những đồng tiền dự trữ lớn nhất trên thế giới, được sử dụng nhiều nhất trong thương mại quốc tế, và có ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ.
EUR/USD được dân trader gọi là “anti-dollar” vì sự nhạy cảm đặc biệt của EUR/USD với dữ liệu nền kinh tế Mỹ, nên cặp này còn được xem là phản ánh tốt nhất hiện trạng kinh tế Mỹ đối với phần còn lại của thế giới.
Ngoài EUR/USD, 6 cặp tiền chính khác bao gồm: GBP/USD, USD/JPY, AUD/USD, USD/CHF, NZD/USD and USD/CAD.
EUR/USD không biến động nhiều, có xu hướng đi ngang trong phiên Á, nhưng có xu hướng bắt đầu hoạt động trong nửa đầu phiên Âu (14h-18h giờ Việt Nam), sau đó tạm lắng trước giờ nghỉ trưa và bùng nổ khi vào đầu phiên Mỹ (19h-23h giờ Việt Nam), khi cả 2 thị trường châu Âu và châu Mỹ cùng hoạt động. Mức biến động trong khung giờ hot này có thể lên đến 25 pip.
Bên cạnh đó, thị trường cũng sẽ biến động theo ngày. Theo thống kê, thường thứ 5 là ngày thị trường sôi nổi nhất cho cặp EUR/USD, có khi mức chênh lệch (spread) lên đến 90 pip. Tiếp đến là thứ 4 và thứ 6. Trong khi đó, thường thứ 2 sẽ là ngày im ắng nhất. Điều này có thể do các chỉ báo quan trọng của cả 2 thị trường thường được công bố vào giữa tuần.
Ngoài các dữ liệu chính về kinh tế – chính trị của EU sẽ tác động đến Euro như sự thay đổi các thành viên trong khu vực Liên Minh châu Âu (Brexit là 1 ví dụ điển hình), thay đổi chính sách tiền tệ của ECB, tỷ lệ thất nghiệp, việc làm, việc làm mới, thâm hụt ngân sách, nợ công của các thành viên chủ lực trong khối (Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha…), chính sách chính trị nội bộ khối và quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn khối, đặc biệt là các quốc gia chủ lực,…thì cũng có 1 số điểm quan trọng cần lưu ý khi giao dịch đồng EURO:
– Các tin tức cơ bản của cả khu vực Eurozone: Không chỉ các dữ liệu tích cực trên toàn khu vực đồng Euro, các báo cáo tích cực về hoạt động kinh tế của các quốc gia thành viên cũng có thể thúc đẩy giá trị đồng Euro tăng cao hơn. Ví dụ như, các báo cáo GDP tốt hơn dự kiến từ Đức hoặc Pháp đểu có thể khuyến khích các trader go long đối với đồng euro.
– Dữ liệu nền kinh tế Hoa Kỳ: Những thay đổi đột ngột trong tâm lý thị trường, chủ yếu được thúc đẩy bởi dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ, có xu hướng tác động rất lớn đến EUR/USD. Ngoài biệt danh “fiber”, EUR/USD còn được ưu ái với nickname “anti-dollar”. Do đó, đồng euro cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc đàm phán về đa dạng hóa dự trữ quốc gia bằng nhiều đồng tiền khác thay vì chỉ dựa vào đồng đô la Mỹ. Liệu Euro có thể là tiền tệ dự trữ mới không?
– Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và Trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm cũng thường chỉ ra hướng di chuyển của EUR/USD. Nếu chênh lệch lợi suất này càng rộng, thì EUR/USD sẽ di chuyển theo hướng có lợi cho đồng tiền có lợi suất cao hơn. Tương tự như lợi suất trái phiếu, chênh lệch lãi suất cũng đóng vai trò là một chỉ báo tuyệt vời cho sự biến động của EUR / USD.
Như bất cứ tiền tệ nào, những chỉ báo căn bản của 1 nền kinh tế, như tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất công bố của FED, lượng tiền lưu thông, tỷ lệ thất nghiệp, hiệp định thương mại, thuế quan, sự kiện quốc tế, cán cân thanh toán, tổng dư nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách hàng năm của Mỹ, bầu cử và các sự kiện của Nhà Trắng, dữ liệu kinh doanh Nhà ở,…. đều ảnh hưởng đến USD.
Ngoài ra, khi giao dịch các cặp tiền có chứa USD, chúng ta cũng nên nắm bắt những yếu tố khác khiến giá trị đồng USD thay đổi:
– Vàng và giá vàng: Bất cứ khi nào đồng đô la có nguy cơ mất giá do lạm phát, các nhà đầu tư sẽ chuyển sang vàng. Không giống như hầu hết các tài sản tài khác, vàng duy trì giá trị nội tại khi thế giới trải qua những biến động và khủng hoảng. Khi giá vàng tăng, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy đồng đô la đang mất dần sức hấp dẫn.
– Phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ: Về cơ bản, những tín hiệu cho thấy mức tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ thu hút nhiều người tham gia đầu tư vào quốc gia này hơn. Khi đó, nhà đầu tư sẽ cần phải có đô la để có thể giao dịch ở Hoa Kỳ. Vì vậy, khi nhu cầu đầu tư vào Hoa Kỳ tăng lên, nhu cầu đối với đồng bạc xanh cũng tăng theo.
– Dòng vốn đầu tư: So với Nhật Bản và Luân Đôn, Hoa Kỳ có lẽ có thị trường tài chính tiên tiến và đầy đủ nhất, cung cấp tất cả các công cụ và hình thức đầu tư tài chính cho bất kỳ ai có tiền nhàn rỗi. Để đầu tư vào các tài sản Mỹ này, trước tiên các nhà đầu tư cần phải chuyển đổi bất kỳ loại tiền tệ nào họ đang nắm giữ sang đô la Mỹ. Do đó, dòng vốn vào và ra từ thị trường tài chính Mỹ cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của đồng đô la.
– Tình trạng nền kinh tế trên toàn thế giới: Vì USD chiếm phần lớn các giao dịch tiền tệ hàng ngày, nên bất kỳ tin tức nổi bật nào trên thế giới (như là tăng trưởng GDP mạnh ở Úc, sự cố thị trường chứng khoán ở Bắc Kinh hoặc cuộc tấn công của hacker ở Tokyo) đều có thể tác động đến tỷ giá ngắn hạn của đồng USD.
– Chênh lệch lợi tức trái phiếu: Trader hay theo dõi chênh lệch lợi suất trái phiếu của Hoa Kỳ và các quốc gia khác như là 1 tín hiệu dự báo khi giao dịch. Nếu trader nhận thấy rằng lợi suất trái phiếu đang tăng ở nước ngoài trong khi lợi suất ở Hoa Kỳ vẫn ổn định hoặc giảm xuống, họ sẽ bán bớt trái phiếu Hoa Kỳ (tương đương bán đô la trong quá trình này) và bắt đầu mua trái phiếu nước ngoài. Điều này sau đó sẽ làm tăng cung USD, do đó, có thể khiến đồng USD giảm giá.
– Các tin đồn về lãi suất: Những người tham gia thị trường ngoại hối luôn chú ý đến xu hướng lãi suất. Nếu FED dự kiến sẽ tăng lãi suất, điều này có nghĩa là nhu cầu đối với tài sản tài chính bằng đồng đô la (như trái phiếu Kho bạc) có thể tăng lên, gây tăng giá cho đồng đô la. Ngược lại, nếu Fed dự kiến cắt giảm lãi suất, có thể làm giảm nhu cầu đối với các tài sản bằng USD này và chúng ta có thể thấy các nhà đầu tư chuyển tiền của mình khỏi đồng đô la. Vì các quan chức Fed thường đưa ra những gợi ý về các động thái lãi suất trong tương lai của FED, hầu hết trader đều chú ý đến các bài phát biểu của các quan chức có liên quan đến cơ quan này.
Ngoài ra, những điểm khác cũng cần lưu ý về đồng đô la Mỹ:
-USD là “ông vua” thanh khoản với số lượng khổng lồ các giao dịch tiền tệ mỗi ngày liên quan đến đồng tiền này. Các hàng hóa như vàng và dầu thô cũng được tính bằng đô la. Chỉ riêng trong phiên giao dịch châu Á, đồng đô la chiếm khoảng 93% tất cả các giao dịch tiền tệ! Để giải thích về tính thanh khoản cao nhất của đồng USD, chúng ta có thể xem xét đến quy mô của Sở giao dịch chứng khoán New York và thị trường trái phiếu Hoa Kỳ. Giá trị của các công ty được niêm yết trên NYSE lên tới 28,5 nghìn tỷ đô la, khoảng 78% quy mô của thị trường chứng khoán thế giới có vốn hóa 36,6 nghìn tỷ đô la. Tương tự, trong tổng giá trị 82,2 nghìn tỷ USD của thị trường trái phiếu toàn cầu, Hoa Kỳ chiếm 31,2 nghìn tỷ USD. Và tất cả mọi giao dịch gần như đều liên quan đến USD.
– Fed và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã giữ chính sách “đồng đô la mạnh” trong vài thập kỷ qua. Họ tin rằng chính sách tiền tệ và tài khóa nên hướng tới tỷ giá hối đoái của đồng USD mạh, vì nó sẽ có lợi cho cả Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới.
– Tiền tệ của nhiều quốc gia mới nổi đều dựa vào USD để xác định giá trị của mình. 1 điều rất phổ biến khi đề cập đến đồng USD đó là, USD là đồng tiền dự trữ của thế giới. Lý do đằng sau điều này là có nhiều quốc gia thực sự neo tỷ giá tiền tệ của mình so với đồng đô la! Khi chính phủ có thể tăng và giảm nội tệ của mình thì họ cũng cần phải dự trữ một lượng đô la tương đương. Quá trình này phóng đại tầm quan trọng của đồng đô la trên toàn thế giới, bởi vì điều này có nghĩa là một số nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào đồng đô la! Nếu giá trị của đồng đô la rơi vào giai đoạn giảm mạnh thì điều này sẽ tạo ra một hiệu ứng tiêu cực trên diện rộng ở tất cả các quốc gia khác cố định tiền tệ của mình theo đồng đô la.
Những thông tin, hoặc phát biểu từ 2 tổ chức dưới đây sẽ ngay lập tức phản ứng mạnh vào cặp EUR/USD. Những cuộc họp công bố lãi suất, điều chỉnh chính sách tiền tệ, cung ứng tiền…. là những sự kiện có ảnh hưởng mạnh nhất. Các cuộc họp của ngân hàng trung ương đều được tổ chức ít nhất 1 tháng một lần. Tất nhiên không phải cuộc họp nào cũng đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ, nên bạn có thể xem lịch kinh tế và tin tức trên trên các trang web kinh tế để nắm được thông tin nội dung của cuộc họp.
ECB được trao quyền xác định và thực thi chính sách tiền tệ cho Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và duy trì sự ổn định giá cả, đảm bảo sức mạnh của đồng euro, hay nói cách khác là kiềm chế lạm phát.
Hiện tại, ECB giữ mức lạm phát thấp hoặc gần mức 2% trong trung hạn. Để đạt được mục tiêu này, khu vực đồng euro đã ký Hiệp ước Maastricht áp dụng một số tiêu chí nhất định cho các quốc gia thành viên. Dưới đây là một số yêu cầu:
– Tỷ lệ lạm phát của quốc gia không được cao hơn 1,5% so với mức lạm phát trung bình của 3 quốc gia thành viên có tỷ lệ lạm phát thấp nhất.
– Lãi suất dài hạn không được vượt quá 2% lãi suất trung bình của các quốc gia thành viên có lạm phát thấp
– Tỷ giá hối đoái phải nằm trong phạm vi của cơ chế tỷ giá hối đoái EU (ERM) ít nhất một vài năm.
– Thâm hụt chính phủ phải dưới 3% GDP.
Nếu một quốc gia không đáp ứng các điều kiện này,thì sẽ bị phạt với một khoản tiền phạt rất nặng.
Ngoài ra, ECB còn tiến hành các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối, kiểm soát cung tiền, và thúc đẩy hoạt động trôi chảy của hệ thống ngân hàng. ECB độc quyền phát hành đồng tiền chung châu Âu (Euro), các quốc gia thành viên được phát hành đồng tiền xu (coin) Euro nhưng phải được ECB cho phép trước.
ECB điều phối chính sách với các ngân hàng trung ương của 11 quốc gia tham gia trong khu vực đồng Euro, tạo thành Hệ Thống Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ESCB). Bản thân ECB được điều hành bởi Ủy ban Thống đốc, mà những thành viên ủy ban đến từ ban quản trị và các thống đốc ngân hàng của các ngân hàng trung ương quốc gia. Ban điều hành của ECB bao gồm chủ tịch ngân hàng, phó chủ tịch và 4 thành viên được bổ nhiệm, phục vụ trong nhiệm kỳ lên đến 8 năm.
Christine Lagarde hiện là Chủ tịch của ECB.
Cục Dự trữ Liên bang gần như là 1 trong số ít các ngân hàng trung ương trên thế giới không chịu bất cứ kiểm soát hay quyết định nào từ chính phủ hay tổng thống, đóng 1 vai trò độc lập, dù vẫn chịu trách nhiệm bởi cơ quan Hành Pháp Hoa Kỳ. Do đó, các phán quyết đưa ra sẽ không phục vụ lợi ích cho 1 phe phái nào hết mà chỉ phục vụ cho người dân và các lợi ích công cộng. Ngoài ra, để tránh tập trung quá nhiều quyền lực vào ngân hàng tại New York, cũng như tăng quyền lực cho các vùng nội địa, 1 hệ thống ngân hàng mới ra đời sẽ nằm ở 12 vùng trên khắp nước Mỹ.
Cơ cấu tổ chức của FED bao gồm:
– Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống Mỹ chỉ định.
– Ủy ban Thị trường mở (FOMC): FOMC tổ chức 8 cuộc họp/ năm, xem xét các điều kiện kinh tế và tài chính, đồng thời xác định lập trường thích hợp của chính sách tiền tệ và đánh giá rủi ro đối với các mục tiêu dài hạn là ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế bền vững.
– Các ngân hàng của FED (12 ngân hàng) được đặt tại các thành phố lớn
– Các ngân hàng thành viên
Hiện tại, Fed có hai mục tiêu chính: giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất có thể và lạm phát quanh mức 2%.
Jerome Powell hiện tại là Chủ tịch Hội đồng Thống đốc FED
Christine Lagarde sinh năm 1956 tại Paris, Pháp. Trước khi đảm nhận chủ tịch đương nhiệm của ECB từ 1/11/2019, Bà từng là:
– Giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế IMF (5/7/2011 – 12/09/2019)
– Bộ trưởng bộ Tài chính Pháp (19/06/2007-29/06/2011)
– Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và bộ Thương mại Pháp
Trước khi đi vào con đường chính trị, bà từng là CEO của Baker & McKenzie, 1 trong những công ty luật lớn nhất thế giới, từ năm 2004
Jerome Powell sinh năm 1953, từng tốt nghiệp ngành chính trị tại Đại học Princeton năm 1975 và nhận bằng luật tại Đại học Georgetown. Ông Powell nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc FED từ 5/2/2018.
Trong khi các Chủ tịch FED có xu hướng là các nhà kinh tế học, Jerome Powell lại quan tâm tới nền tảng thị trường nhiều hơn, đặc biệt là trong các thương vụ đầu tư mạo hiểm. Ông có kiến thức sâu rộng về tài chính và chính sách công, từng có nhiều năm làm việc với vị trí lãnh đạo ngân hàng đầu tư và là nhà đầu tư tư nhân.
Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho 1 công ty luật và sau đó là 1 ngân hàng đầu tư ở New York. Sự nghiệp chính trị của Powell bắt đầu từ năm 1990, khi ông vào làm việc ở Bộ Tài chính Mỹ. Năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng chuyên giám sát các ngân hàng lớn ở phố Wall.
GBPUSD còn được gọi là “the beast” bên cạnh nickname chính thức “cable” , vì mức biến động “khủng” trong mỗi phiên giao dịch. Cặp EUR/USD so với GBP/USD thường yên bình hơn. Tuy nhiên, vào các thời điểm công bố dữ liệu kinh tế hoặc báo cáo chính sách tiền tệ sau các cuộc họp của ngân hàng trung ương thì EURUSD sẽ biến động mạnh không kém gì GBP.
EUR/USD và GBP/USD có tương quan cùng chiều rõ ràng nhất trong số các cặp tiền chính, với sự tăng hoặc giảm ở cặp này thường có mức tăng giảm gần bằng nhau ở cặp kia. Mức tương quan này xuất phát từ mối quan hệ kinh tế – chính trị chặt chẽ giữa Mỹ – liên minh châu Âu và Anh quốc, và mối quan hệ gắn liền giữa EUR và GBP.
Xét về cách niêm yết, bởi vì cả 2 cặp đều có USD là đồng định giá. Vì vậy, khi USD trở nên yếu, cả hai đều tăng, ngược lại, khi USD trở nên mạnh, chúng cùng giảm.
Tuy nhiên, mối quan hệ “song sinh” của EUR và GBP có thể sẽ không còn đúng nữa hậu Brexit, vì Brexit sẽ thay đổi hành vi kinh tế của cả 2 nền kinh tế lớn này, do đó sẽ thay đổi nguồn vốn nước ngoài vào nước Anh, cũng như những động lực thúc đẩy kinh tế của cả Anh và EU. Ngoài ra, điều kiện làm việc và tiền lương của người lao động hậu Brexit sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát, đây là một mối quan tâm đáng kể đối với bất kỳ ngân hàng trung ương nào, nên có thể BOE và ECB sẽ có những quyết định chính sách tiền tệ khác nhau. Nếu Anh xóa bỏ những ràng buộc với EU và tự do ký kết các thỏa thuận với các quốc gia khác, mối tương quan tích cực giữa EU và GU có thể sẽ không còn đúng nữa. “
Đối với trader trên thị trường ngoại hối, mối tương quan giữa đồng EUR và các cặp tiền tệ có CHF quá mạnh, và không thể bỏ qua. Đặc biệt, mối tương quan giữa EUR/USD và USD/CHF được mô tả là ngược hướng phần lớn thời gian (nhiều thống kê cho thấy mối tương quan đến -95%). Điều này có nghĩa là, khi EUR/USD tăng giá, thì USD/CHF chủ yếu giảm giá và ngược lại.
Mặc dù mối tương quan mạnh mẽ giữa EUR/USD và USD/CHF một phần là do yếu tố đồng USD chung trong 2 cặp tiền tệ, tuy nhiên, mối tương quan này mạnh hơn nhiều so với các cặp tiền tệ khác là do mối quan hệ chặt chẽ giữa khu vực đồng euro và Thụy Sĩ.
Được bao quanh bởi các thành viên khác của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Thụy Sĩ có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với các nước láng giềng châu Âu. Những ràng buộc và mối quan hệ này bắt đầu từ hiệp định thương mại tự do được thành lập vào năm 1972. Tiếp theo là hơn 100 hiệp định song phương cho phép công dân Thụy Sĩ tự do tham gia vào lực lượng lao động của Liên minh châu Âu (EU) và dần dần mở cửa cho người Thụy Sĩ. Bởi vì 2 nền kinh tế có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu khu vực đồng euro có biến động, Thụy Sĩ sẽ cảm nhận được sự ảnh hưởng.
Thông thường, EUR / USD sẽ biến động trước 1 chút so với giá USD/CHF vì có thanh khoản hơn. Ngoài ra, tính thanh khoản của USD/CHF có thể giảm vào nửa sau của phiên giao dịch Hoa Kỳ khi các nhà giao dịch châu Âu thoát khỏi thị trường, điều đó có nghĩa là có thể có 1 số động thái có thể trở nên trầm trọng hơn sau đó do kém thanh khoản.
Mối quan hệ giữa EUR/USD và USD/CHF có thể sẽ không còn mạnh mẽ khi có các chính sách chính trị hoặc tiền tệ khác nhau. Ví dụ: nếu các cuộc bầu cử mang lại sự không chắc chắn ở châu Âu nhưng không phải ở Thụy Sĩ, thì EUR/USD có thể giảm giá trị mạnh hơn so với đợt tăng giá của USD/CHF. Ngược lại, nếu khu vực đồng euro tăng lãi suất mạnh nhưng Thụy Sĩ không tăng, thì EUR/USD có thể tăng giá trị nhiều hơn so với mức giảm của USD/CHF.