Sau hơn 50 ngày sau ca cuối cùng ở thành phố 20 triệu người, Bắc Kinh đã cho thấy virus vẫn có thể quay trở lại khi các hạn chế được nới lỏng. Chiều thứ 7, chính quyền thành phố đã đóng cửa chợ thực phẩm lớn nhất thành phố sau khi nhiều ca dương tính đã phát hiện ở chợ này, và lockdown 11 khu dân cư quanh đó!
Sau thời gian dài chịu tác động xấu từ dịch Covid-19, thị trường lao động New Zealand đã bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục dần, đặc biệt là trong quý 2 năm 2021 vừa rồi. Hãy cùng xem những diễn biến đó cụ thể như thế nào, và chính sách tiền tệ của họ trong tương lai sẽ ra sao với sự hồi phục của thị trường lao động.
Với đà hồi phục kinh tế đang dần xuất hiện trên toàn thế giới, nền kinh tế khu vực đồng Euro cũng đang có những bước chuyển mình tích cực với GDP tăng mạnh và lạm phát được kiểm soát ở mức vừa phải. ECB sẽ có những chính sách như thế nào để thúc đẩy quá trình hồi phục và tăng trưởng này tiếp diễn?
VnRebates cung cấp dịch vụ Tín hiệu Forex hoàn toàn miễn phí cho tất cả các trader, và quyền quyết định có vào lệnh hay không luôn là của các bạn
Vào cuối tuần này, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp, và đông đảo người tham gia thị trường kỳ vọng rằng ngân hàng này sẽ đưa ra chính sách nới lỏng hơn nữa.
Theo dữ liệu Sentiment của IG, số lượng trader bán ròng (net-long) Bạc lần đầu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất tính từ ngày 16/6/2021 khi Bạc còn đang giao dịch trong vùng giá 27.21.
Triển vọng của thị trường hàng hóa trong năm 2022 tới chủ yếu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh cũng như kết quả hoạt động kinh tế. Bức tranh của vàng được dự đoán khá lo ngại, trong khi các hàng hóa như dầu mỏ và kim loại có vẻ sáng sủa hơn.
Giá của nhiều loại hàng hóa cơ bản như vật liệu xây dựng, đồng, bạc, v.v…. đang có xu hướng tăng rất nhanh trong nửa đầu năm 2021. Xu hướng này liệu sẽ được tiếp tục trong nửa sau của năm hay giá hàng hóa sẽ chững lại do ảnh hưởng của đại dịch? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Cùng Capital.com nhìn vào tâm lý thị trường tăng giá đang thịnh hành, hãy cùng tìm hiểu xem nên đầu tư vào cổ phiếu nào trong tháng 5 này và cách sử dụng thị trường chứng khoán đang bùng nổ để mang lại lợi ích cho bạn.
Các kim loại đang thu hút được sự chú ý trong bối cảnh khủng hoảng, liệu nhà đầu tư có cơ hội với bạc?
Trong cơn giông bão thị trường các cá mập và tiền của họ thường đi đâu? Khi mọi người mất tiền và nền kinh tế suy thoái anh em vẫn có thể đọc được những bài báo như tài sản của các tỷ phú tăng lên, khoảng cách giàu nghèo lại gia tăng,… Điều làm họ trở nên khác biệt là biết lúc nào đổ tiền ra và lúc nào thu tiền vào những nơi an toàn, vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cá mập trú ở đâu trong những ngày giông bão nhé.
Trung Quốc đang là một quốc gia thu hút nhiều sự quan tâm trên thế giới, đây là nền kinh tế được đánh giá sẽ trở thành một siêu cường và là đối trọng chính của Mỹ trong tương lai. Vậy các đặc điểm nền kinh tế quốc gia này hoạt động như thế nào, điểm mạnh và hạn chế là gì, nguy cơ và cơ hội ở đâu trong nền kinh tế hiện đại ngày nay?
Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung (Eurozone) và Vương quốc Anh là hai nền kinh tế ảnh hưởng rất mạnh đến thị trường tài chính, đối với forex trader đây cũng là những cặp giao dịch chính, việc thấu hiểu nền kinh tế của hai khu vực này sẽ giúp anh em có thêm những nhận định chính xác và phản ứng nhanh nhạy trước các tin tức bất ngờ và bảo vệ được tiền của mình kiếm được
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, các nền kinh tế luôn có tác động lẫn nhau, các biến động ở những nền kinh tế hàng đầu sẽ lan ra cả thế giới. Thời đại này, với sự phát triển của công nghệ mang đến cho những nhà đầu tư cơ hội đầu tư trên toàn cầu và thu hẹp khoảng cách lợi thế của các retail trader với các cá mập. Một trong những nền kinh tế hùng mạnh và an toàn nhất là nền kinh tế Mỹ. Vậy nền kinh tế Mỹ có những đặc điểm gì? Cơ hội đầu tư nằm ở đâu? Cần lưu ý những nguy cơ nào?
Tổng quan nền kinh tế, những chỉ số vĩ mô chỉ ra sức khỏe của một nền kinh tế cũng như báo trước các cơ hội đầu tư, cảnh báo trước những biến động mạnh mẽ theo cả hai hướng. Đọc hiểu và phân tích hồ sơ kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận hay bảo vệ tiền trong túi là đứng cùng góc nhìn với các cá mập trên thị trường,….
Tương tự như thị trường chứng khoán, hàng hóa được tạo thành từ nhiều nhóm, mỗi nhóm cung cấp một thông điệp khác nhau cho bức tranh lớn:
– Nhóm kim loại quý: bao gồm vàng, bạc, bạch kim(platinum) và palladium. Đồng, kim loại chủ yếu được sử dụng cho các mục đích công nghiệp (có tính thanh khoản trên thị trường Forex kém hơn nhiều), thường được gộp chung vào loại này. Nhóm kim loại quý này phổ biến nhất trong số các loại hàng hóa vì nhà đầu tư luôn tin rằng kim loại quý luôn có giá trị trong 1 số trường hợp cụ thể.
– Nhóm năng lượng: bao gồm dầu thô, gasoline, heating oil, và khí tự nhiên (natural gas). Trong đó, dầu/ dầu thô là mặt hàng dễ bị sốc nguồn cung, căng thẳng chính trị ở các nước hoặc khu vực sản xuất dầu, chính sách của OPEC và nhu cầu biến động từ các nước mới nổi, dẫn đến rủi ro lớn cho trader mạo hiểm tham gia giao dịch thị trường này. Giá dầu cao hơn cũng không giúp ích gì cho thị trường chứng khoán, làm tăng dự báo lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm hơn.
– Nhóm nông nghiệp và các sản phẩm khác: Thông thường, giá nông sản (gồm ngô, đậu nành, lúa mỳ, yến mạch…) biến động theo niên vụ. Việc trồng và thu hoạch cây trồng tạo thành các chu kỳ giá cả có thể dự đoán và giao dịch được, tuy nhiên, có thể rất khó khăn để dự báo thời tiết do điều kiện thời tiết. Một nhóm hàng hóa khác được hình thành bởi cà phê, nước cam, ca cao, đường và bông, được gọi chung là “soft commodity”.
Một lợi thế đối với kim loại quý, đặc biệt là bạc và vàng, là cách niêm yết thống nhất dù ở các quốc gia khác nhau, trong khi giá dầu thô Texas (WTI) và Brent luôn có sự khác biệt. Vì sự đặc biệt của Vàng và dầu thô, chúng tôi đặc biệt có trang nội dung riêng cho 2 loại hàng hóa này (Để link…). Nội dung của mảng hàng hóa này sẽ tập trung vào các hàng hóa còn lại.
Nhu cầu thương mại đối với bạc vẫn là yếu tố chính khiến thị trường kim loại quý tăng giá, bao gồm vàng và palladium. Bạc có khả năng đứng vững trước mọi hình thức khủng hoảng vì được sử dụng dưới dạng nguyên liệu thô trong y học và công nghệ cao với khối lượng vi mô.
Đến giữa những năm 90 của thế kỉ 20, trên thế giới tích lũy được khoảng 630-640 nghìn tấn bạc. Ngoài lịch sử hàng thế kỷ được sử dụng làm tiền, bạc là tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế thứ hai (tất nhiên sau dầu mỏ!). Có nghĩa là cân bằng cung / cầu được kiểm soát chính xác bởi những người tiêu dùng công nghiệp. Do đó, trong trường hợp thiếu hụt nguồn cung, nhà sản xuất công nghiệp này sẽ buộc phải trả bất kỳ giá nào do thị trường quy định.
Nếu hầu hết vàng được khai thác rồi sau đó được cất giữ trong các kho vàng của ngân hàng, thì hầu như bạc không có vai trò dự trữ ngoại hối này. Ngày nay, khai thác bạc sơ cấp chỉ đáp ứng 58% nhu cầu tiêu thụ, và doanh thu thứ cấp của kim loại này thực tế không có.
Trung tâm thị trường chính của kim loại quý là sàn London Metal Exchange. Tại đây, giá bạc được xác định 2 lần một ngày: lúc 10:30 và lúc 15:00 GMT. Giá đô la/ounc bạc là giá cơ sở cho cả hợp đồng công nghiệp và thị trường đầu cơ. Tính thanh khoản tối đa của bạc thường xuất hiện trong khoảng thời gian ấn định buổi sáng và buổi chiều. Các sàn lớn về khối lượng giao dịch tiếp theo là New York (NYMEX), các sàn giao dịch hàng hóa ở Zurich, Hong Kong, Tokyo và Singapore.
Logic khi theo dõi diễn biến giá của bạc rất đơn giản: hãy lưu ý đến bất kỳ vấn đề thị trường nào khiến các nhà đầu tư lo sợ cho các khoản đầu tư và tiết kiệm của mình sẽ khiến giá kim loại quý đang tăng lên. Trong các giai đoạn ổn định, giá bạc giảm dần, khi các nhà đầu cơ tập trung vào các tài sản dễ biến động hơn. Các sự kiện bất khả kháng toàn cầu (thảm họa, chiến tranh, thiên tai) có ảnh hưởng mạnh mẽ. Các sự kiện kinh tế và chính trị ở các quốc gia sản xuất cung cấp bạc sẽ gây ra phản ứng đầu cơ.
Trong lịch sử, giá bạc có mối liên hệ chặt chẽ với đô la Mỹ, do đó, nó bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị, kinh tế và số liệu thống kê của Mỹ:
– Lãi suất Fed;
– Các chỉ số về thất nghiệp, lạm phát, sản xuất công nghiệp;
– GDP, Cán cân thương mại;
– Thị trường chứng khoán Mỹ: khi chứng khoán giảm, bạc trở nên rẻ hơn, khi chứng khoán tăng trưởng – giá bạc mạnh lên.
Bạch kim (Platinum) là một nguyên tố hóa học hiếm được tìm thấy trong vỏ Trái đất, là 1 một trong những mặt hàng hấp dẫn nhất, được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô, trang sức, tài sản tài chính và dự trữ.
Theo một số phép đo, bạch kim thậm chí còn hiếm hơn vàng. Các công ty chỉ khai thác khoảng 130 triệu tấn bạch kim mỗi năm so với hơn 1.700 tấn vàng. Khai thác bạch kim cũng kém hiệu quả hơn nhiều so với khai thác vàng. Quá trình chiết xuất kim loại từ quặng có thể mất từ 5 đến 7 tháng và có thể cần 10 tấn quặng để tạo ra một ounce bạch kim. Chi phí khai thác một ounce bạch kim gần gấp đôi so với khai thác một ounce vàng. Hiện nay, chỉ khoảng 200 triệu ounce bạch kim trong lưu thông so với 5 tỷ ounce vàng.
Hiện nay, Nam Phi là quốc gia đang thống trị trữ lượng bạch kim trong lòng đất, với hơn 90% trữ lượng bạch kim của Trái đất. Tuy nhiên, khai thác là một quá trình tốn kém, và cuối cùng, giá của Platinum chính là yếu tố quyết định liệu việc khai thác chúng có khả thi hay không.
Hiện nay, Châu Âu chiếm khoảng ½ tổng nhu cầu bạch kim hàng năm, trong khi Nhật Bản và Bắc Mỹ mỗi nước chiếm từ 10 – 15%. Trung Quốc chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu bạch kim hàng năm, trong khi phần còn lại của thế giới chiếm khoảng 20% còn lại. Tổng nhu cầu bao gồm lượng được tạo ra từ việc tái chế bạch kim
Điều gì thúc đẩy giá của bạch kim? Bạch kim có những điểm bất thường ở cả phía cung và cầu. Về mặt lịch sử, nhu cầu của bạch kim bắt nguồn từ cả thương nhân và ngành công nghiệp ô tô. Nhưng khác với hầu hết các hàng hóa khác, đối với nguồn cung toàn cầu của bạch kim, Nam Phi chiếm một tỷ lệ lớn đến mức không thể phủ nhận tác động của quốc gia này đối với giá cả.
5 lĩnh vực sau là yếu tố quyết định đáng kể đến giá bạch kim:
– Nền kinh tế Nam Phi
– Sức khỏe của ngành công nghiệp ô tô và các ngành sản xuất toàn cầu: Khi các nền kinh tế thị trường mới nổi phát triển, nhu cầu đối với ô tô và hàng hóa sản xuất cũng sẽ tăng theo. Đầu tư vào bạch kim là một cách để đặt cược vào sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp toàn cầu.
– Phát triển xe điện
– Thay đổi trong công nghệ chuyển đổi xúc tác
– Nhu cầu đầu tư: Bạch kim tương tự như nhiều loại hàng hóa ở chỗ nó thường di chuyển trong mối quan hệ nghịch đảo với đô la Mỹ. Điều này làm cho đầu tư bạch kim trở thành một cách để kiếm lợi nhuận từ những tác động bất lợi của đồng đô la yếu.
Phân tích liên thị trường bao gồm cả thị trường hàng hóa thường bắt đầu bằng cách đánh giá tình hình hiện tại. Sau đó, chúng ta đi sâu phân tích đang ở giai đoạn nào, ở đâu trong bức tranh lớn bằng cách xem xét các đặc điểm đặc biệt của các loại tài sản khác nhau (trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa).
Hàng hóa thường dẫn đầu trong thời kỳ lạm phát, như một hàng rào chống lại lạm phát. Cụ thể hơn:
– Vàng mang tâm lý quan trọng là 1 hàng rào chống lại bất ổn kinh tế.
– Giá đồng chạm đáy và tăng – được coi là phong vũ biểu của sức khỏe kinh tế – có thể là xu hướng giảm giá đối với trái phiếu và đối với các ngành dịch vụ tiện ích vốn nhạy cảm với lãi suất.
– Giá năng lượng, không chỉ là một tác động tâm lý đối với bức tranh lạm phát, còn có tác động quan trọng đến nền kinh tế: dầu tăng cao thể hiện áp lực nóng lên nền kinh tế và gây ra hậu quả đáng tiếc là triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại, dẫn đến giảm lãi suất và giá trái phiếu cao hơn.
Đối với các trader cá nhân, có 1 số cách để đầu tư vào thị trường hàng hóa mà không cần phải thực sự sở hữu hàng hóa đó, gồm:
– Hợp đồng tương lai và kỳ hạn.
– Quyền chọn về hợp đồng tương lai.
– Các quỹ giao dịch ETF
– Cổ phiếu truyền thống của các công ty hoạt động liên quan đến hàng hóa và thị trường hàng hóa.
Tỷ lệ giá vàng / giá bạc (gold / silver ratio) thường được sử dụng rộng rãi trong giới trader chuyên nghiệp để giao dịch vàng và bạc. Về cơ bản, gold/silver ratio được tính bằng cách lấy giá của 1 ounce vàng chia cho giá của 1 ounce bạc. Ví dụ như, giá vàng đang ở 1600USD/oz và giá bạc đang ở 35USD/oz thì tỷ lệ này sẽ là 1600/35 = 45.7. Tỷ lệ này tất nhiên sẽ biến động theo giờ gian thực theo giá vàng và bạc. Dưới đây là thống kê tổng quan đôi chút về lịch sử của tỷ lệ này
• Năm 323 trước công nguyên – tỷ lệ này ở 12.5 trước cái chết của Alexander Đại đế
• Thời để chế La Mã – Tỷ lệ này được thiết đặt ở 12
• 1980 – thời điểm mà giá vàng và bạc tăng rất mạnh, tỷ lệ này là 17
• 1991 – khi giá bạc chạm đỉnh, tỷ lệ này là 100
• 2007 – tỷ lệ này trung bình là 51
Tỷ lệ này biến động lên xuống thất thường theo giá vàng và bạc, tuy nhiên, có đôi khi cham vào các vùng “cực trị”. Chính các vùng “cực trị” này là vùng tạo ra cơ hội giao dịch. Ví dụ
– 1 trader đang giữ 1 ounce vàng và tỷ lệ gold/silver tăng đến mức 100, thì đây là tín hiệu cho thấy vàng đang bị định giá quá cao so với bạc, trader nên bán vàng đi và mua vào bạc.
– Khi tỷ lệ rơi vào vùng 50, tức là hoặc giá bạc tăng hoặc giá vàng giảm thì trader sẽ bán bạc và mua vào vàng trở lại.
Điểm khó của phương pháp này chính là làm cách nào xác định đâu là mức “cực trị” dựa trên giá trị của vàng và bạc. Giả sử tỷ lệ này chạm 100 và trader thi nhau bán vàng mua bạc, nhưng sau đó, tỷ lệ này lại tiếp tục tăng và cham tới mốc 120-150 thì rõ ràng là trader đang lỗ khi nắm giữ bạc .
Trader có thể tiếp tục giữ lệnh và đợi cho tỷ lệ này giảm trở lại để chốt (lời hoặc thoát lỗ). Tuy nhiên, không có gì chắc chắn cả – Đây chính là rủi ro lớn nhất cho những ai giao dịch theo phương pháp này. Vì thế, hãy quan sát và xác định các mức “cực trị” ngắn và dài hạn để tránh bị thị trường bẫy.
Chỉ số The S&P World Commodity Indices (S&P WCI) là chỉ số hàng hóa đầu tư đầu tiên chỉ bao gồm các hợp đồng tương lai được giao dịch trên các sàn giao dịch ngoài Hoa Kỳ mà những người tham gia thị trường toàn cầu có thể dễ dàng tiếp cận, là chỉ số hàng hóa được trader sử dụng để tự bảo vệ mình trước lạm phát và biến động mạnh trong thị trường hàng hóa. Chỉ số này tính toán dựa trên trọng số sản xuất phạm vi toàn cầu, bao gồm các mặt hàng có thể giao dịch được nhiều nhất trong 3 lĩnh vực chính: Nông nghiệp, Năng lượng và Kim loại.
S&P WCI không có giới hạn về số lượng hợp đồng; bất kỳ hợp đồng nào đáp ứng các tiêu chí hợp lệ và các điều kiện khác được quy định trong phương pháp tính toán đều được bao gồm. Tính năng này khiến S&P WCO phù hợp là benchmark cho hoạt động của thị trường hàng hóa quốc tế và phản ánh mức độ biến động giá cả và lạm phát chung của nền kinh tế thế giới. S&P WCI được tính toán và duy trì bởi S&P Dow Jones Indices.
Tiền tệ hàng hóa (Commodity Currency) là những đồng tiền được cho là tương quan với giá cả hàng hóa. Hiện nay, đồng đô la Úc (AUD), đô la Canada (CAD) và đô la New Zealand (NZD) được coi là tiền tệ hàng hóa vì rất nhạy cảm với việc định giá hàng hóa.
Trong bối cảnh này, hãy lưu ý đến triển vọng kinh tế toàn cầu khi đánh giá bất kỳ loại tiền tệ hàng hóa nào. Đồng thời, chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng, trong mọi trường hợp, mối tương quan giữa các đồng tiền này và hàng hóa tương ứng không phải là quan hệ nhân quả và có thể thực sự bị phá vỡ.
Do Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều nguyên liệu thô và Úc là nhà xuất khẩu kim loại, than và ngũ cốc hàng đầu, nhận thức của thị trường cho rằng nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc có thể thúc đẩy đồng đô la Úc tăng giá tương ứng với giá hàng hóa.
Sự bùng nổ tăng trưởng của khu vực châu Á trong thập kỷ qua đã hỗ trợ nền kinh tế Australia, kéo theo mức độ lạm phát cao hơn. Điều này giải thích tại sao RBA duy trì lãi suất cao hơn các ngân hàng trung ương lớn khác.
AUD cũng có 1 mối tương quan mật thiết với giá vàng. Úc là quốc gia sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Về bản chất, Vàng hoạt động đúng theo cách tương quan của 1 hàng hóa với đồng đô la Úc. Dù được giao dịch quốc tế, nhưng cuối cùng, những công ty khai thác vàng ở Úc sẽ cần được trả bằng đồng đô la Úc đó, vì vậy các nhà giao dịch ngoại hối sẽ khá thường xuyên sử dụng đồng đô la Úc để liên kết với giá vàng.
Ngân Hàng Dự Trữ Úc sẽ duy trì nguồn dự trữ vàng luôn ở trạng thái cân bằng. Do đó, giá vàng phản ứng khá nhạy với dữ liệu cơ bản của Úc hoặc các thay đổi trong chính sách tiền tệ do Ngân Hàng Dự Trữ Úc đưa ra. Trong dài hạn, vàng và đồng đô la Úc có xu hướng di chuyển theo cùng một hướng. Khi giá vàng tăng, thì đồng đô Úc cũng có xu hướng tăng theo. Nên tránh mua cả đồng Úc và vàng vì sẽ có khả năng nhân đôi rủi ro khi thị trường biến động ngược với phân tích của mình.
Canada là nhà sản xuất vàng lớn thứ năm và sản xuất dầu lớn thứ mười bốn trên toàn thế giới. Do đó, giá cả hàng hóa mạnh nói chung có lợi cho các nhà sản xuất trong nước của quốc gia này và tăng thu nhập của họ từ xuất khẩu.
Tuy nhiên, mối tương quan tích cực làm cho đồng đô la Canada đắt hơn so với USD khi giá hàng hóa tăng. Vì nền kinh tế Canada phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ, đồng CAD mạnh có thể làm giảm nhu cầu đối với Hàng xuất khẩu của Canada.
Mối quan hệ đặc biệt giữa dầu mỏ và cặp Loonie USD/CAD rất nổi tiếng trong giới Forex. Có một lý do tại sao khi trade đô la Canada, nhà đầu tư sẽ theo dõi giá dầu – vì cả hai thường đi đôi với nhau. Dầu thường hoạt động tốt hơn cặp USD / CAD và đối với các giao dịch Forex, giá dầu là một chỉ báo cho tín hiệu. Khi giá dầu giảm, không có gì lạ khi thấy cặp Loonie đi theo. Dầu có mối tương quan nghịch với USD / CAD khoảng 93% từ năm 2000 đến năm 2016.
Vì sao vậy? Đó là do nền kinh tế của Canada liên kết chặt chẽ với dầu mỏ. Canada là 1 trong những nhà sản xuất dầu lớn thế giới. Trên thực tế, Canada cũng chính là nhà cung cấp chính của Hoa Kỳ (với hơn 48% năm 2019 ) với khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày được xuất sang Mỹ. Vì đô la Canada là cần thiết để mua và vận chuyển dầu qua biên giới, nhu cầu về dầu có xu hướng tác động trực tiếp đến hành động giá USD / CAD.
Ngoài ra, lưu ý rằng nền kinh tế Canada phụ thuộc vào xuất khẩu, với khoảng 85% xuất khẩu của nước này là sang thị trường Mỹ. Do đó, USD / CAD có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách người tiêu dùng Mỹ phản ứng với những thay đổi của giá dầu:
– Nếu nhu cầu hàng hóa ở Mỹ tăng, các nhà sản xuất sẽ cần đặt nhiều dầu hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Điều này có thể dẫn đến tăng giá dầu, từ đó có thể dẫn đến giảm giá USD / CAD.
– Ngược lại, nhu cầu về dầu có thể giảm, điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với đồng CAD, tăng USD/CAD.
New Zealand chủ yếu là một nền kinh tế sản xuất hàng hóa-nông nghiệp (đặc biệt là các sản phẩm từ sữa và thịt), do đó đô la NZD thể hiện mối tương quan yếu hơn so với CAD và AUD đối với giá kim loại và năng lượng.
Tuy nhiên, NZD rất nhạy cảm với kết quả hoạt động toàn cầu, đặc biệt là với các đối tác thương mại chính là Úc, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Vì phụ thuộc của nền kinh tế New Zealand vào nền kinh tế Úc, và vì Úc có xu hướng hàng hóa rất mạnh, nên bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến nền kinh tế Úc cũng sẽ ảnh hưởng đến New Zealand. So với đồng Yên Nhật, NZD có thể được coi là 1 lựa chọn hoàn hảo cho giao dịch carry trade do chênh lệch lãi suất giữa đồng tiền này khá lớn trong số những cặp tiền tệ chính