Blockchain là gì? Blockchain đang thay đổi như thế nào?
Hiện nay, blockchain được xem là từ khóa khá hot trong cộng đồng các traders. Đây được xem là một công nghệ với nhiều ứng dụng hữu ích trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, giáo dục, kinh tế, y tế, thương mại điện tử,…Vậy bản chất blockchain là gì? Và những dự báo nào dành cho Blockchain trong tương lai?

Tổng quan về Blockchain
Nếu bạn đã từng tham gia giao dịch bitcoin hay tiền điện tử thì chắc hẳn đã từng nghe đến khái niệm Blockchain hay công nghệ lưu trữ đằng sau bitcoin. Mặc dù khá phổ biến trong cộng đồng các nhà đầu tư nhưng không phải ai cũng biết rõ về bản chất của công nghệ này. Vậy nên hãy cùng mình tìm hiểu về Blockchain và xu hướng trong tương lai của công nghệ này tại đây nhé!
1. Tổng quan về Blockchain
1.1 Blockchain là gì?
Blockchain hay còn được biết đến là một sổ cái công khai về những thông tin được thu thập thông qua một hệ thống nằm trên internet. Hay nói cách khác những thông tin này được ghi lại và mang đến cho blockchain một đột phá mới.
Công nghệ này được tạo thành từ các block (khối), mỗi khối chứa sẽ một phần dữ liệu. Trong đó, dữ liệu gần nhất được thêm vào ở đầu chuỗi và dữ liệu lâu đời nhất đặt ở phía dưới đáy.
Ngoài ra, các block được liên kết với nhau bằng mật mã. Đây cũng là cách mà chuỗi được hình thành.
Hơn thế nữa, đây còn là một công cụ đặc biệt, mang tính đột phá. Bởi lẽ nó góp phần giảm thiểu rủi ro, ngăn chặn gian lận và mang lại sự minh bạch cho các nhà đầu tư.
1.2 Nguồn gốc ra đời của Blockchain
Từ xa xưa, các giao dịch tiền tệ thường được ghi lại bằng tay và lưu giữ một cách tự phát. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm bảo việc lưu trữ đó là hoàn hảo.
Khi đó, giả sử thời gian vay tiền là 10 năm, 15 năm hay lâu hơn thì liệu “sổ ghi nợ” hay còn gọi là “Sổ cái” đó có còn nguyên vẹn không? Chúng ta có thể thấy thông tin lưu trữ trên sổ này không tồn tại mãi mãi.
Sau này, khi xã hội đã phát triển, chúng ta có hệ thống ngân hàng làm nhiệm vụ lưu trữ “sổ ghi nợ” trên. Cuốn sổ cái làm bằng giấy lúc trước sẽ được thay thế bằng hệ thống máy tính của ngân hàng.
Khi giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, các thông tin của bạn sẽ được lưu trữ một cách có hệ thống, không lo sợ bị “mục nát” theo thời gian. Tuy nhiên, máy chủ của ngân hàng luôn là mục tiêu tấn công của nhiều kẻ xấu, vậy nên đôi lúc bạn phải đối mặt với việc thông tin của mình bị đánh cắp.
Từ những lý do trên, Blockchain ra đời như một giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn đọng đó. Có thể thấy, Blockchain là một sổ cái phân tán (Distributed Ledger) phi tập trung, nó ghi lại các thông tin dữ liệu giao dịch.
Ngoài ra, các thông này trước khi được ghi vào trong “sổ cái” sẽ được xác nhận bởi nhiều người ở nhiều nơi khác nhau thông qua cơ chế đồng thuận. Hay nói cách khác Blockchain là cuốn sổ cái nhưng là phiên bản điện tử của chính nó.
2. Cơ chế đồng thuận của Blockchain
Có 2 cơ chế đồng thuận phổ biến là:
- PoW (Proof of Work):
Đây được xem là cơ chế đồng thuận đầu tiên và gắn liền với Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), BEAM hay Grin.
Trong cơ chế đồng thuận này, có các thợ mỏ dùng máy đào để giải các bài toán khó. Sau khi giải xong, họ sẽ giành được quyền xác thực giao dịch và tạo khối mới trong blockchain.
- PoS (Proof of Stake)
Sử dụng cơ chế này có một số dự án điển hình như: IOST, Cosmos (ATOM), Binance Coin (BNB), Ontology (ONT)…
Trong cơ chế đồng thuận PoS, sẽ không có các miner mà thay vào đó những người tham gia trực tiếp xác thực giao dịch.

Cơ chế đồng thuận của Blockchain
Ngoài ra, còn có hai thuật ngữ mà bạn cần biết khi nghiên cứu về Blockchain đó là là Private Key và Public Key:
- Private Key
Nó dùng để truy cập vào ví tiền crypto và cho phép thực hiện các giao dịch. Vậy nên, người dùng phải bảo mật và không tiết lộ mã private key cho bất kỳ ai.
- Public Key
Đây được xem như là địa chỉ định danh của người dùng trên mạng lưới blockchain. Ngoài ra, Public Key sẽ tương ứng với Address địa chỉ ví.
Bên cạnh đó, khi tạo đia chỉ ví trên blockchain, bạn sẽ nhận được hai key gồm public key (address) và private key (khoá cá nhân). Hai key luôn luôn đi kèm với nhau.
3. Blockchain đang dần thay đổi như thế nào?
Sự ra đời của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời. Ngoài ra, hệ thống này còn có thể thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội.
Vậy có ai biết được rằng trong tương lai của công nghệ này sẽ đạt đến thành tựu như thế nào không? Sau đây sẽ là một số dự đoán về xu hướng của Blockchain trong tương lai.
3.1 Sổ cái phân tán
Sổ cái phân tán hiện nay đang có mối liên quan mật thiết với Blockchain. Vậy nên, có nhiều lập luận rằng sổ cái phân tán được dựa trên nền tảng này.
Tuy nhiên, sổ cái phân tán có thể vận hành mà không cần thông qua Blockchain. Khi các công ty khởi nghiệp và các hoạt động phát triển đều dựa trên nền tảng này thì sổ cái không cần dựa trên nền tảng này sẽ trở thành một xu thế mới trong tương lai.
3.2 Ít loại tiền điện tử hơn – Nhiều thẻ hơn
Như bạn đã biết, hiện nay có khá nhiều đồng tiền kỹ thuật số được tạo ra mỗi ngày và cạnh tranh với nhau. Thế nhưng trong tương lai, sẽ có nhiều khả năng rằng chỉ còn tồn tại một vài đồng tiền kỹ thuật số và được phần đông chấp nhận như một hình thức thanh toán.
Lý do tạo nên xu hướng này là vì hiện nay nhiều dự án Blockchain mới được ra đời có sử dụng các thẻ trên các Blockchain thay vì tạo ra đồng tiền kỹ thuật số riêng của họ.
Tương tự tiền điện tử, thẻ có thể được trao đổi trên Blockchain nhằm phục vụ các mục đích mua sắm. Thế nhưng, thẻ hoạt động trên một nền tảng có sẵn và mỗi thẻ đại diện cho giá trị ban hành trên tiền tệ của Blockchain khác.
Ví dụ như: Ethereum sử dụng đồng tiền nguyên bản riêng có tên là “Ether”.

Tương lai của xu hướng Blockchain
Ngoài ra, thẻ còn cho phép các lập trình viên và các tổ chức sáng tạo nên những ứng dụng hoạt động trên một Blockchain hay tiền kỹ thuật số của họ.
Lời kết
Trong bài viết này, mình đã chia sẻ cũng bạn về công nghệ Blockchain và những điều cần biết về xu hướng phát triển của công nghệ này. Nhìn chung, đây được xem là ứng dụng khá hữu ích cho các nhà đầu tư trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, xu hướng công nghệ này trong tương lai vẫn còn nhiều điều chưa thể khẳng định được. Vậy nên, thay vì phụ thuộc vào bất kỳ công nghệ nào bạn nên trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào nhé!
Tổng hợp bởi Vnrebates