VNREBATES

Chỉ báo Force Index là gì? Cách dùng FRC đo lường Bull và Bear power

15.01.2022, 08:00 12 phút đọc

Chỉ báo Force index được tạo ra bởi huyền thoại A. Elder dùng để đánh giá sức mạnh của giá dựa trên 3 thành phần gồm volume, hướng, và mức độ thay đổi của giá. Vậy với một chỉ báo dựa vào nhiều thông số như Force index thì sẽ cung cấp cho anh em những thông tin giá trị gì? Hãy cùng nhau tìm hiểu về nó trong bài viết này.

Chỉ số Force Index là một trong những chỉ số kỹ thuật lâu đời, công cụ phân tích kỹ thuật (indicator) đáng tin cậy cho các trader đưa ra đánh giá về thị trường forex, đồng thời kết hợp với các phương pháp giao dịch để tìm điểm tốt nhất vào lệnh và thoát lệnh. Vậy chỉ báo này dựa trên những yếu tố nào để tính toán? Cách áp dụng và phương pháp giao dịch ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này của Vnrebates.

Xem thêm: Indicator là gì? Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng nhất trong Forex

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

1. Force Index là gì?

Chỉ báo Force Index là một loại chỉ báo kỹ thuật được thuộc nhóm chỉ báo độ dao động (Oscillator), phản ánh sự di chuyển giá giữa các vùng mua – bán (Supply – Demand), nhằm đo lường Bull và Bear Power tại mỗi mức tăng giảm tương ứng, đồng thời còn nhằm tổng hợp các nhân tố của thị trường: xu hướng giá, phạm vi và khối lượng giao dịch.

Chỉ báo Force Index sử dụng giá và khối lượng để đánh giá sức mạnh đằng sau một động thái (move) hoặc xác định các bước ngoặt quan trọng trong giao dịch Forex. Trong hầu hết các tác phẩm của mình, Elder đã nói rất nhiều về ba yếu tố cơ bản mà ông tin là quan trọng nhất của biến động giá trên thị trường: xu hướng, mức độ và khối lượng.

chỉ báo force index

Chỉ báo Force Index

Chỉ số Force Index kết hợp cả ba yếu tố này như một bộ dao động trong các khu vực tích cực và tiêu cực nhằm tạo ra sự cân bằng cho các dịch chuyển khối lượng. Chỉ số Force Index có thể được sử dụng để củng cố xu hướng chung, xác định sự điều chỉnh hoặc để tìm các điểm đảo chiều tiềm năng dựa vào sự phân kỳ.

Trong phân tích cơ bản, Tiến sĩ Alexander Elder là một trong những người có đóng góp to lớn trong việc tạo ra và phát triển các chỉ số kỹ thuật quan trọng. Được biết đến từ quyển sách khá nổi tiếng Trading for Living của tiến Sỹ Alexander Elder, Force Index là – 1 chỉ báo khối lượng được ông khá coi trọng và vẫn là một trong những công cụ vẫn còn được sử dụng hiệu quả và bền vững cho đến ngày nay.

2. Công thức tính Force Index

Chỉ số Force Index là một trong những chỉ số dễ tính toán nhất trong các chỉ báo kỹ thuật chính là chênh lệch giữa giá đóng cửa hiện tại và giá đóng cửa trước đó và nhân với khối lượng giao dịch hiện tại. Chỉ có hai bước chính cần làm theo để tính toán chỉ số này.

Đầu tiên, anh em cần tính toán Chỉ số Force Index thứ nhất bằng cách trừ đi giá đóng cửa trước đó từ giá đóng cửa hiện tại và sau đó nhân kết quả đó với khối lượng. Chúng ta có thể lấy dữ liệu này từ phần mềm của các nhà môi giới.

Bước tiếp theo là tính toán chỉ số Force Index trong khoảng thời gian bạn thích. Trong hầu hết các phần mềm, khoảng thời gian mặc định thường là 13 kỳ và Force Index 13 kỳ được tính bằng cách lấy EMA 13 kỳ của Chỉ số Force Index được tính toán ở trên.

Force Index(1) = {Close (current period) – Close (prior period)} x Volume
Force Index(13) = 13-period EMA of Force Index(1)

Giải thích ý nghĩa: sự thay đổi giữa giá đóng cửa hôm qua và hôm nay sẽ thể hiện xu hướng hôm nay là tăng hay giảm, cộng thêm khối lượng giao dịch hôm nay sẽ cho thấy lực tăng hoặc giảm mạnh như thế nào. Nếu giá đóng cửa hôm nay cao hơn hôm qua, chỉ số Force Index là tích cực.

Nếu giá đóng cửa thấp hơn so với ngày hôm qua, thì chỉ báo Force Index này là tiêu cực. Sức mạnh của lực được xác định bằng một thay đổi lớn hơn về giá hoặc khối lượng lớn hơn; một trong hai tình huống có thể ảnh hưởng độc lập đến giá trị và sự thay đổi chỉ số Force Index.

Có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số Force Index:

  • Đầu tiên, Chỉ số Force Index là dương khi giá đóng hiện tại cao hơn mức đóng trước đó. Chỉ số Force Index là âm khi giá đóng hiện tại dưới mức đóng trước đó.
  • Thứ hai, phạm vi di chuyển xác định hệ số nhân. Di chuyển lớn hơn đảm bảo số nhân lớn hơn ảnh hưởng đến Chỉ số Force Index tương ứng. Di chuyển nhỏ tạo ra số nhân nhỏ làm giảm ảnh hưởng.
  • Thứ ba, khối lượng giao dịch đóng một vai trò quan trọng. Một động thái lớn trên khối lượng lớn tạo ra các giá trị Force Index cao. Di chuyển nhỏ trên khối lượng thấp tạo ra các giá trị Force Index tương đối thấp.
chỉ báo force index

Chỉ báo Force Index trên biểu đồ EURUSD chu kì 13 thanh giá

Hiện nay, Chỉ báo Force Index được tích hợp vào các nền tảng giao dịch cho nên rất dễ dàng cho anh em thực hiện phân tích.

3. Cách đọc chỉ báo Force Index

Chỉ báo Force index được biểu diễn trên đồ thị giá dưới dạng biểu đồ line dao động xung quanh đường giá trị 0, cách đọc cơ bản của chỉ báo khá đơn giản:

  • Khi đường chỉ số Force Index trên mức 0: xác nhận xu hướng tăng
  • Khi đường chỉ số Force Index dưới mức 0: xác nhận xu hướng giảm
  • Điểm break qua level 0 xác nhận sự thay đổi về xu hướng.
chỉ báo force index

Chỉ báo Force index tương tác với đường 0 xác nhận cho xu hướng

Nếu chỉ số đang dao động dưới mức 0 trong khi giá đang trong xu hướng tăng, thì đây là dấu hiệu phân kỳ cho biết, giá chuẩn bị đảo chiều giảm. Và ngược lại, nếu chỉ số đang dao động trên mức 0 trong khi giá đang trong xu hướng giảm, thì đây cũng là một dấu hiệu phân kỳ cho biết, giá chuẩn bị đảo chiều tăng.

Chỉ số Force thường được cài mặc định là 13, tuy nhiên, anh em có thể thay đổi nó tuỳ vào loại tài sản anh em đang giao dịch hoặc tuỳ vào khung thời gian. Chỉ số càng lớn thì độ dao động càng nhẹ hơn, giúp  dễ theo dõi và đưa ra quyết định mở lệnh hơn.

Điểm yếu của chỉ báo Force Index

Chỉ số Force Index thường chỉ dùng để đánh giá về cách di chuyển, độ mạnh của giá ở các giai đoạn trước đó và chỉ lấy giá trị trung bình, vậy nên nó sẽ bị chậm. Nhiều khi, chỉ số Force phải mất một khoảng thời gian để đưa ra tín hiệu thị trường tăng trở lại, trong khi đó, giá đã tăng đáng kể.

Vì vậy, chỉ số Force Index thường được dùng như một công cụ đưa ra tín hiệu xác nhận hơn là đưa tín hiệu vào lệnh.

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

4. Chiến lược giao dịch với chỉ báo Force Index

Như đã nói, chỉ báo Force index thường được dùng như một công cụ đưa ra tín hiệu xác nhận hơn là tín hiệu vào lệnh, chính vì vậy anh em nên tập trung vào chiến lược xác nhận các yếu tố quan trọng của thị trường khi sử dụng chỉ báo này hơn là mở lệnh chỉ dựa vào Force index đơn lẻ

4.1. Dùng Force Index để phán đoán xu hướng thị trường

Dự đoán xu hướng là một trong những cách dùng căn bản nhất của Force index nói riêng và của các chỉ báo loại Oscillator nói chung. Anh em quan sát giá trị của Force Index sẽ có được cái nhìn tổng quan về sự chuyển đổi qua lại giữa áp lực mua và bán, qua đó có sẽ có những nhận định chính xác về momentum của giá.

Cụ thể:

  • Nếu đường giá trị của chỉ báo di chuyển xa khỏi giá trị 0 tức là momentum của thị trường đang mạnh
  • Nếu đường giá trị của chỉ báo di chuyển gần vào giá trị 0  thì momentum càng yếu.
chỉ báo force index

Sử dụng Force index phán đoán xu hướng tiếp theo của thị trường

Ở biểu đồ giá trên, anh em có thể nhận thấy giá liên tục tạo các đỉnh cao mới nhưng momentum yếu dần (các sóng đẩy có độ cao giảm dần) cùng với đó chỉ báo Force index cũng cho tín hiệu các đợt sóng đẩy cũng đang yêu dần (chỉ báo cho tín hiệu các đỉnh mới càng ngày càng gần đường 0). Sau đó, giá đã mất đà và lao xuống.

Đây cũng chính là một trong những chiến lược quan trọng để đánh giá cấu trúc thị trường khi giao dịch forex, giúp anh em nhận định liệu các đợt tăng hoặc giảm giá tiếp theo có còn đủ khả năng để duy trì hay không.

Xem thêm: Price action và cấu trúc thị trường

4.2. Dùng Force Index xác định các điểm điều chỉnh giá

Một trong những rủi ro lớn nhất của việc anh em giao dịch theo xu hướng là gặp các đợt giá kéo về (hay còn gọi là hồi giá). Force Index sẽ giúp chúng ta nhận biết được sự “nhiễu” này sớm nhất có thể.

Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng và anh em đã nắm bắt đúng xu hướng của thị trường. Lúc này, vùng điều chỉnh sẽ là vùng mà đường Force Index quay đầu trở lại giá trị 0, hoặc là cắt qua cả đường 0 và nhanh chóng quay ngược trở lại.

Để nhận định xem xu hướng này liệu sẽ kết thúc hay duy trì thì tiếp tục quan sát Force index. Nếu đường Force Index đã cắt giá trị 0 và quay đầu tăng trở lên lại thì nhiều khả năng, đợt điều chỉnh giá đó đã hết và xu hướng của thị trường vẫn được duy trì. Khi đó, anh em có thể an tâm vào lệnh mua nhanh gọn.

chỉ báo force index

Chỉ báo Force index xác định các điểm điều chỉnh giá

Đặc biệt vấn đề này rất hữu ích trong khi thực hiện chiến lược pyramid để gia tăng kích thước vị thế đang nắm giữ khi lệnh đã theo xu hướng chính.

Xem thêm: Chiến lược pyramid – top 1 những chiến lược nắm giữ dài hạn tốt nhất

4.3. Dùng Force Index để xác định phân kỳ

Phân kỳ (Divergence) cũng xuất hiện trong chỉ báo Force index, tín hiệu này sẽ giúp anh em sớm nhận biết giá có nguy cơ đảo chiều hay không?

chỉ báo Force index

Phân kỳ giữa chỉ báo Force index và giá

Tuy nhiên, anh em nên xem phân kỳ như một tín hiệu phán đoán thời điểm giá đảo chiều hơn là một tín hiệu để vào lênh giao dịch. Bởi vì, trong nhiều trường hợp xu hướng giá vẫn không đảo chiều rất lâu sau khi phân kỳ xuất hiện. Anh em nên kết hợp nhiều yếu tố để có những phán đoán chính xác nhất.

5. Phương pháp kết hợp Force Index với chỉ báo khác trong giao dịch

Chỉ báo Force index khi dùng đơn lẻ có chức năng xác nhận cho các điều kiện của thị trường, nhưng trong trường hợp câu nói “Xu hướng là bạn” thì nếu anh em giao dịch theo xu hướng chung của thị trường hiện tại thì Force index cũng có thể cung cấp cho anh em các điểm vào và thoát lệnh khá hữu ích.

Với phương pháp này mình sẽ trình bày cách kết hợp Force index với chỉ báo đơn giản mà bất kì trader nào cũng đều biết đến, đó là EMA. Anh em sẽ cần một bộ chỉ báo EMA 52  và EMA 200 cùng với một chỉ báo Force index chu kì 13.

Xem thêm: đường EMA là gì? phương pháp giao dịch hiệu quả với EMA trong forex

Set up với lệnh BUY:

  • EMA 52 đang cắt lên trên đường EMA 200 và có hướng dốc lên
  • Giá đang hồi về trong một đợt hồi nhỏ
  • Chỉ báo Force index cắt đường 0 từ dưới lên
  • Stop loss tại đáy của sóng trước
  • Take profit tại các ngưỡng kháng cự quan trọng hoặc an toàn là khi Force index cho tín hiệu có đỉnh thấp hơn.

Set up với lệnh SELL:

  • EMA 52 đang cắt xuống dưới đường EMA 200 và có hướng dốc xuống
  • Giá đang hồi về trong một đợt hồi nhỏ
  • Chỉ báo Force index cắt đường 0 từ trên xuống
  • Stop loss tại đỉnh của sóng trước
  • Take profit tại các ngưỡng hỗ trợ quan trọng hoặc an toàn là khi Force index cho tín hiệu có đỉnh thấp hơn.

Ví dụ về lệnh buy khi thị trường đang trong một xu hướng tăng giá:

chỉ báo force index

Tín hiệu buy khi kết hợp force index và bộ đôi EMA

Biểu đồ trên anh em có thể thấy EMA 52 cắt lên đường EMA 200, báo hiệu ch một xu hướng tăng ít nhất là trung hạn. Các đợt giá hồi về trong xu hướng chính là cơ hội để anh em mở lệnh theo phương pháp. Như hình trên có 2 điểm vào lệnh và anh em sẽ có lệnh thành công với R>2.

6. Kết luận

Chỉ báo Force Index được xem là một trong những sự kết hợp hàng đầu giữa giá cả và khối lượng. Lưu ý rằng trong giao dịch, Force Index sử dụng dữ liệu tick volume liên quan đến số lượng giao dịch, do đó một số biến dạng có thể xảy ra. Chỉ số Force Index hiển thị kết quả tốt nhất khi áp dụng trên các thị trường biến động.

Chúc anh em trader giao dịch thành công trên thị trường!

VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.