VNREBATES

Đồng XRP là gì? Đầu tư XRP trong năm 2020, nên hay không?

18.09.2020, 08:30 22 phút đọc

Đồng XRP hiện xếp vị trí thứ 3 về vốn hóa thị trường và ngày càng trở nên phổ biến với những người đam mê tiền điện tử và các nhà đầu tư trên toàn cầu. Vậy, ưu điểm và nhược điểm của đồng XRP là gì ? so sánh giữa XRP – Bitcoin và có nên đầu tư vào tiền điện tử này trong năm 2020 không ?

Tiền điện tử và Blockchain là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta và mọi người thường bị choáng ngợp trong sự đa dạng của các loại tiền kỹ thuật số có sẵn trên thị trường.

Bên cạnh 2 cái tên đã quá nổi tiếng là BitcoinEthereum, đồng XRP xếp vị trí thứ 3 về vốn hóa thị trường trên CoinMarketCap, đang ngày càng trở nên phổ biến với những người đam mê tiền điện tử cũng như các nhà đầu tư trên toàn cầu. 

Vậy đồng XRP là gì? Ưu và nhược điểm của tiền điện tử này, đâu là sự khác biệt giữa XRP và Bitcoin và có nên đầu tư vào XRP trong năm 2020 này không ? Trong bài viết này, Vnrebates sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề trên.

1. Tổng quan về đồng XRP ? 

1.1 Đồng XRP là gì ?

Là đồng tiền riêng của Ripple, XRP là một token – mã thông báo được sử dụng để đại diện cho giá trị trên mạng Ripple. XRP coin là một loại tiền tệ kỹ thuật số có hệ thống phân tán mã nguồn mở sử dụng công nghệ Blockchain và được xây dựng dành riêng cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp nhằm mục đích thanh toán trong các giao dịch xuyên biên giới.

  • Các ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể sử dụng mã thông báo XRP để chuyển tiền xuyên quốc gia một cách ngay lập tức.
  • Các nhà cung cấp thanh toán có thể sử dụng XRP để cải thiện tốc độ thanh toán, kết nối đến các thị trường khác và giảm chi phí ngoại hối.
  • Đồng XRP cũng được trao đổi rộng rãi trên các sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến hiện nay.

Mục đích của XRP là giúp cho mọi người có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng, thẻ tín dụng, paypal hay các tổ chức tài chính khác một cách dễ dàng, chi phí cực thấp, bảo mật cao và tốc độ xử lý nhanh chóng. Ripple có chức năng gần tương tự như hệ thống SWIFT. 

Về bản chất, hệ thống XRP (Ripple) là một loại tiền điện tử cho phép kết nối các ngân hàng trên toàn thế giới để tạo điều kiện cho các hệ thống giao dịch và thanh toán xuyên biên giới. Cũng chính vì cách làm này mà nó đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội trong thế giới tiền điện tử khi cho rằng hệ thống này có mục đích hỗ trợ các ngân hàng trong khi phần lớn các loại tiền ảo khác như Bitcoin nhằm loại bỏ các ngân hàng.

Vậy XRP và Ripple có giống nhau không? Ripple và XRP không giống nhau. Trong khi Ripple là công ty, XRP là mã thông báo được tạo bởi Ripple để hỗ trợ các giao dịch của họ. Trước đây Ripple là tên gọi chính của hệ thống này, còn XRP là mã hay coin được Ripple phát hành, nhưng gần đây Ripple đã chính thức đổi tên Ripple thành XRP và đổi luôn cả logo thương hiệu.

1.2 Lịch sử giá của đồng XRP

Sự biến động giá của đồng XRP ít nhiều bị chi phối bởi đồng Bitcoin. Nhưng đây không phải là sự chi phối hoàn toàn. Thực tế, nếu bạn để ý đến sự biến động của thị trường, hẳn bạn sẽ nhận ra một điều là giá của tất cả các đồng tiền điện tử đều bị ảnh hưởng bởi sự biến động của Bitcoin. Và XRP không phải là ngoại lệ.

Tuy nhiên, sự biến động của XRP cũng liên quan đến nhiều yếu tố khác như: thời điểm nguồn cung được bơm thêm, tình hình địa chính trị, tình trạng bị hack. 

Ngoài ra, sự hiện diện của công ty Ripple cũng ảnh hưởng phần nào đến giá XRP. 

Như bạn đã biết, công ty Ripple nắm giữ nguồn cung XRP và là bên phát hành coin ra thị trường. Trong năm 2019, công ty Ripple đã phát hành hàng triệu XRP trong mỗi quý; cụ thể:

  • Quý 1/2019: Ripple bán khoảng 169.42 triệu USD XRP
  • Quý 2/2019: Ripple bán khoảng 251,51 triệu USD XRP
  • Quý 3/2019: Ripple bán khoảng 66.24 triệu USD XRP
  • Quý 4/2019: Ripple bán khoảng 13,08 triệu USD XRP

Tỷ giá của đồng XRP qua các năm 2014 – 2020

Tại thời điểm mới ra mắt, năm 2013, giá XRP chỉ ở mức khoảng xấp xỉ 0.006 USD. Sau nhiều lần tạo đỉnh rồi sụt giảm, đến năm 2018 XRP đã đạt mức giá cao nhất từ trước tới nay, ở mức 3.56 USD, tức là gấp gần 600 lần so với mức giá thời điểm ra mắt.

Tuy nhiên, sau khi đạt mức giá cao nhất mọi thời đại, giá XRP liên tục sụt giảm và được cộng đồng đặt cho biệt danh là “stablecoin”. Bởi vì khi thị trường tăng giá, XRP vẫn lẹt đẹt với mức tăng thấp, nhưng chỉ cần thị trường sụt giảm là XRP sẽ là đồng bị giảm đầu tiên.

Hiện tại XRP đang giao dịch ở mức 0.267232 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là 1,578,477,891 USD. XRP đã giao dịch quanh mức giá này 1 thời gian khá dài.

Tỷ giá hiện tại của đồng XRP (theo Coinmarketcap)

2. Nguyên lý hoạt động của đồng XRP

Đồng XRP được xây dựng trên một mạng lưới giống như Blockchain chứ không phải Blockchain, mạng giao dịch ngang hàng (peer-to-peer – P2P) không cần sự can thiệp của bên thứ ba làm trung gian. 

Mục đích chính của XRP là trở thành một trung gian hòa giải cho các giao dịch khác – cả tiền mã hóa và fiat với mức chi phí giao dịch chỉ là $0.00001. Sổ cái XRP xử lý các giao dịch rất nhanh chóng, chỉ khoảng 4 giây hoặc bất cứ khi nào các nút xác thực được sự đồng thuận về thứ tự và tính hợp lệ của các giao dịch XRP. Sổ cái của RippleNet được duy trì bởi cộng đồng XRP trên toàn cầu, và công ty Ripple là một thành viên đóng góp tích cực . 

XRP trong mạng lưới Ripple và được sử dụng như một “chốt chặn cuối cùng”. Nghĩa là, nếu 2 bên không tin tưởng nhau khi giao dịch, thì việc giao dịch sẽ được thực hiện thông qua đồng XRP.

Có một sự thật thú vị rằng sau khi giao dịch, số tiền $0.00001 sẽ “biến mất” khỏi nền tảng và không thể được bổ sung. Vì vậy, với mỗi giao dịch, thế giới bị mất đi hơn 0,00001 đô la. Mục đích của việc này là để ngăn chặn các cuộc tấn công từ các scammer.

Ký hiệu token XRP
Tổng cung tối đa 100,000,000,000 XRP
Tổng token đang lưu thông 43,653,776,034 XRP
Thời gian trung bình xử lý 1 giao dịch 4 giây

Tổng cung tối đa lên đến 100 tỷ token, XRP được Ripple Labs năm giữ 80% và 20% còn lại thuộc về các founders.

Có thể hiểu đơn giản XRP được thiết kế để phục vụ cho việc chuyển tiền tệ một cách liền mạch, nhanh chóng dù đó là bất kỳ loại tiền tệ của quốc gia nào: USD, Bảng Anh, Euro hay kể cả Bitcoin…

3. Ưu điểm và nhược điểm của đồng XRP

Như chúng ta đã biết, không có đồng nào là hoàn hảo cũng như không có khoản đầu tư nào an toàn 100% và mỗi quyết định đều có rủi ro. Trong mọi trường hợp, đó là tùy thuộc vào quyết định của bạn. Tuy nhiên, dưới đây là một số ưu và nhược điểm của đồng XRP hữu ích cho bạn.

3.1 Ưu điểm của đồng XRP

  • Ripple nền tảng của đồng XRP là 1 tổ chức uy tín được thành lập từ năm 2004, được rất nhiều ngân hàng tin tưởng cho tới hiện tại, không phải những đơn vị Startup Blockchain mới.
  • Hệ thống chuyển tiền phi tập trung: XRP được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở cho phép phân phối khả năng và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của những người dùng khác nhau. Bộ xác nhận đang phát triển từng ngày, cho phép truy cập ở các thị trường và nền tảng khác nhau. Việc phân phối cũng cho phép bạn chuyển giá trị dưới dạng tiền tệ fiat, hàng hóa và tiền kỹ thuật số. Đây là một trong những khía cạnh tạo điều kiện cho việc áp dụng nhanh hơn và sử dụng rộng rãi.
  • Tính hợp pháp của bất kỳ phương thức giao dịch nào nằm ở sự hấp dẫn của nó trên thị trường. Với hơn 39 tỷ mã token được phát hành trên toàn thế giới, XRP có đủ số tiền cho tất cả giao dịch bạn muốn hoàn thành.
  • XRP coin không lạm phát, bởi vì tất cả số Token đã được khai thác và tồn tại từ đầu,
  • Sự nhanh chóng: Người mua và người bán có được niềm tin trong giao dịch dựa trên tốc độ hoàn thành. Các giao dịch bị trì hoãn tạo chỗ cho gian lận và mất niềm tin vào hệ thống. XRP có thời gian giao dịch thực sự nhanh, thời gian để xử lý một giao dịch hiện chỉ mất khoảng 4 giây. XRP có thể xử lý hơn 1.500 giao dịch mỗi phút với độ chính xác và nhất quán đáng kinh ngạc. Nó có thể mở rộng để quản lý cùng một thông lượng như một số hệ thống tài chính được sử dụng rộng rãi nhất như VISA.
  • Tính ổn định: Kể từ khi lưu hành vào năm 2012, XRP đã có sự tăng trưởng ổn định, mang lại giá trị tuyệt vời cho các nhà đầu tư. Chính sự ổn định đã thu hút các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng đồng tiền này hơn các tổ chức khác.
  • Chi phí giao dịch cực rẻ tầm 0.00001 USD cho mỗi giao dịch.
  • Được sử dụng rộng rãi: Ripple hợp tác với hơn 100 ngân hàng bao gồm một số ngân hàng lớn như Bank of America, UBS, Standard Chartered, Barclays, JP Morgan, Santander và American Express. Trong thời gian tới, khi có ngày càng nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính sử dụng làm giải pháp tài chính, thì tỷ giá XRP sẽ còn tăng cao hơn nữa. Việc áp dụng này là một phần của mục đích phát triển ban đầu là hỗ trợ các công ty, ngân hàng, và các tổ chức tài chính khác, vận chuyển tiền. Việc các tổ chức tài chính dễ dàng chấp nhận cũng làm tăng thêm tính hợp pháp và giá trị ngày càng tăng của nó.
  • Blockchain của XRP bổ sung thêm tính minh bạch và bảo mật cho các giao dịch bằng cách thêm từng giao dịch vào sổ cái công khai không thể thay đổi.
  • Các giao dịch XRP hoàn toàn ngang hàng.

3.2 Nhược điểm của đồng XRP

  • Về cơ bản, đây là 1 hình thức đầu tư vào hệ thống ngân hàng. Vì thế thành công của dự án phụ thuộc nhiều vào sự chấp nhận của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Nhiều người cho rằng sự liên kết giữa đồng coin này với ngân hàng là đi ngược lại bản chất của tiền điện tử, khi công nghệ này được bắt nguồn từ tính chất phi tập trung.
  • Công ty Ripple thể hiện sự độc quyền khi đang sở hữu tới 61% số lượng coin, vì vậy vẫn tồn tại khả năng thao túng của công ty này.
  • Đồng XRP được xây dựng trên mã nguồn mở, vì thế có nhiều hacker có ý định tấn công vào hệ thống đồng tiền này.
  • XRP là một loại tiền điện tử và cho dù mô hình kinh doanh của nó có hứa hẹn đến đâu, nó cũng đi kèm với những rủi ro giống như bất kỳ loại tiền điện tử nào khác.

4. Phân biệt đồng XRP và Bitcoin

Phân biệt đồng XRP và Bitcoin

Rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc liệu 2 đồng XRP và Bitcoin khác nhau như thế nào và có phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau không? 

Bitcoin là loại tiền điện tử được tạo ra với mục đích trở thành một phương thức thanh toán sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ trong khi XRP là hệ thống thanh toán, nền tảng trao đổi và là cách thức thanh toán được gửi đến ngân hàng và các mạng lưới thanh toán khác. Vậy, sự ra đời của XRP nhằm hỗ trợ cho Bitcoin chứ không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau. 

XRP và Bitcoin có những đặc điểm cơ bản tương tự như đều sử dụng mã nguồn mở ngang hàng p2p và đều không cần sự can thiệp của bên trung gian thứ ba, thêm vào đó đơn vị tiền tệ XRP và BTC đều là những loại tiền kỹ thuật số. 

Bitcoin được phát triển bởi một người bí ẩn hoặc một nhóm người được biết tới với bí danh Satoshi Nakamoto. Đây là một hệ thống phi tập trung và không được quản lý bởi bất kỳ ngân hàng, chính phủ hoặc bên thứ ba nào.

Trong khó đó XRP được phát triển bởi một công ty chính thức có tên Ripple, được thành lập vào năm 2012 với các mục tiêu đầu tư và phát triển rõ ràng. Trong năm 2015 – 2016, công ty Ripple có văn phòng tại Úc, Luxembourg và Vương quốc Anh.

Vậy sự khác nhau giữa 2 đồng này như thế nào?

4.1 Xác thực giao dịch

Thay vì sử dụng khái niệm khai thác blockchain, mạng Ripple của đồng XRP sử dụng cơ chế đồng thuận phân tán duy nhất thông qua mạng lưới các máy chủ để xác thực các giao dịch. Bằng cách tiến hành một cuộc thăm dò, các máy chủ hoặc nút trên mạng quyết định bằng sự đồng thuận về tính hợp lệ và tính xác thực của giao dịch.

Điều này cho phép xác nhận gần như ngay lập tức mà không cần bất kỳ cơ quan trung ương nào, giúp giữ cho XRP được phân cấp nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh của nó.

Trong khi mạng Bitcoin bị cáo buộc là ngốn năng lượng do hệ thống khai thác của nó, hệ thống XRP tiêu thụ năng lượng không đáng kể do cơ chế không khai thác.

4.2 Thời gian và chi phí xử lý

Trong khi xác nhận giao dịch bitcoin có thể mất nhiều phút và chi phí giao dịch cao, các giao dịch XRP được xác nhận trong vòng vài giây với chi phí rất thấp. Về tốc độ giao dịch, hiện tại XRP có thể thực hiện tới 1,500 giao dịch mỗi giây trong khi đó Bitcoin chỉ có thể xử lý từ 3-6 giao dịch mỗi giây. 

4.3 Khai thác (mining) và lưu thông

Bitcoin sử dụng thuật toán đồng thuận ban đầu – Đồng thuận bằng chứng công việc (Proof of work) của mạng lưới Blockchain và khai thác để phát hành mã thông báo BTC mới, tạo thành một phần thiết yếu của quá trình xác thực, trong khi tất cả các mã thông báo XRP đều được khai thác trước. Vì lý do này, khai thác XRP không không tồn tại giống như cách khai thác bitcoin.

Nói cách khác, bạn không thể đào XRP như đào Bitcoin. Tất cả các token đều đã được phát hành tại thời điểm Ripple thành lập với số lượng 100 tỷ coin. Bitcoin hoàn toàn không được khai thác trước và nguồn cung tối đa chỉ là 21 triệu.

Cơ chế phát hành tiền điện tử là khác nhau đối với cả BTC và XRP. Trong khi bitcoin được phát hành và thêm vào mạng và khi nào, các thợ đào tìm thấy chúng, một hợp đồng thông minh sẽ kiểm soát việc phát hành XRP.

Ripple đã lên kế hoạch phát hành tối đa 1 tỷ mã thông báo XRP mỗi tháng theo sự điều chỉnh của hợp đồng thông minh tích hợp sẵn; số lượng lưu hành hiện tại là hơn 50 tỷ. Bất kỳ phần nào chưa sử dụng của XRP trong một tháng cụ thể sẽ được chuyển trở lại tài khoản ký quỹ.

Cơ chế này đảm bảo rằng sẽ không có khả năng bị sử dụng sai do cung cấp quá mức XRP tiền điện tử và sẽ mất nhiều năm trước khi tất cả tiền điện tử sẽ có sẵn.

Tương tự như phí xử lý giao dịch bitcoin, các giao dịch XRP được tính phí. Mỗi lần giao dịch được thực hiện trên mạng Ripple, một lượng nhỏ XRP sẽ được tính cho người dùng (cá nhân hoặc tổ chức). Mục đích sử dụng chính của XRP là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các tài sản khác, mặc dù ngày càng có nhiều người bán chấp nhận nó để thanh toán theo cách tương tự như chấp nhận Bitcoin.

4.4 Ứng dụng trong thực tế

Trong khi bitcoin ngày càng được các cá nhân và tổ chức sử dụng như một loại tiền ảo, thì hệ thống thanh toán Ripple của đồng XRP lại phổ biến hơn trong các ngân hàng. RippleNet là một tập đoàn của hơn 200 tổ chức tài chính có trụ sở tại hơn 40 quốc gia, cho phép tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho các khoản thanh toán xuyên biên giới.

Mạng Ripple tiếp tục chứng kiến ​​sự tăng trưởng giữa các tổ chức tài chính, một lĩnh vực mà nó đi trước nhiều đối thủ cạnh tranh trong không gian tiền tệ kỹ thuật số.

Ngoài ra, trong phương diện sử dụng, Bitcoin được sử dụng trong khả năng của tiền còn mục tiêu của XRP là sử dụng cho các loại tiền tệ hoặc hàng hóa khác như dầu hoặc vàng qua mạng.

Mạng XRP là một sàn giao dịch tiền tệ hoàn toàn phi tập trung, trong khi Bitcoin đòi hỏi phải có sự tập trung. Điều đó có nghĩa là nếu người dùng dự định đổi XRP lấy USD họ có thể làm điều đó trong mạng XRP mà không cần bất kỳ trung gian hoặc bên thứ ba nào.

5. Làm thế nào để đầu tư vào đồng XRP ?

5.1 Hướng dẫn mua đồng XRP

Tiền điện tử XRP được liệt kê trên hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử lớn. Các cặp trao đổi và giao dịch có sẵn có thể được xem trên CoinmarketCap. Nếu trao đổi lựa chọn của bạn không có cặp Fiat- fiat pair, trước tiên bạn sẽ cần mua Bitcoin hoặc một loại tiền điện tử khác, chuyển nó sang một sàn giao dịch có cặp giao dịch XRP được liệt kê và giao dịch lấy XRP.

Hiện nay, các sàn Việt Nam chưa hỗ trợ mua Ripple bằng Visa, Paypal hay VNĐ. Bạn chỉ có thể giao dịch XRP coin tại sàn giao dịch lớn nhỏ trên thế giới như Bitbank, Huobi, Binance, Bitfinex, v..v…

Các sàn giao dịch đồng XRP

5.2 Hướng dẫn bán đồng XRP

Để bán XRP trên các sàn như Binance hay Upbit, các thao tác sẽ ngược lại với khi mua, bạn chọn loại tiền điện tử mà bạn muốn quy đổi từ XRP, trong đó, BTC và ETH là hai đồng tiền cơ bản thường được sử dụng nhất để bán. Sau khi bán thành công, bạn có thể rút BTC hoặc ETH về ví cá nhân hoặc về các sàn giao dịch cho phép bán ra VNĐ để rút về tài khoản ngân hàng.

5.3 Hướng dẫn lưu trữ đồng XRP

Tương tự như các loại tiền điện tử khác, để lưu trữ XRP bạn có thể lựa chọn lưu trữ ngay trên các sàn giao dịch như Binance, Okex, Upbit… Với hình thức lưu trữ trên các sàn, bạn có thể mua bán XRP một cách dễ dàng ngay lập tức.

Ngoài ra, để tăng thêm độ an toàn, bạn có thể lưu trữ XRP trên các ví điện tử trực tuyến uy tín hàng đầu như GateHub, Cryptonator, Edge Wallet, CoinPayments… là các ví điện tử đã được khẳng định về độ bảo mật.

Nếu bạn mới tiếp cận với XRP bạn nên lựa chọn và sử dụng những ví nền web tương đối dễ sử dụng như ví Gatehub và ví coinbase, hoặc phần mềm ví Trust Wallet.

Ngoài ra với các nhà đầu tư có nhu cầu lưu trữ dài hạn, chờ tăng giá và không có nhu cầu giao dịch nhiều thì nên lưu trữ trên các ví cứng như Ledger Nano S để đạt sự an toàn một cách cao nhất.

6. Có nên đầu tư vào đồng XRP trong năm 2020 này không ?

Như các bạn đã biết, đồng XRP là loại tiền điện tử xếp hạng thứ ba về vốn hóa trên thị trường chỉ ngay sau Bitcoin và Ethereum. Tuy nhiên, không giống như hai loại trên, bạn không thể đào XRP. Chỉ có 100 tỷ token XRP và tất cả đã được phát hành, dù không chắc chắn Ripple có “in” tiếp token nữa hay không ? Khoảng 40% trong số đó đang được lưu hành, còn lại là tài sản của Ripple Labs.

Theo công ty phát hành, số lượng token này sẽ dần dần được cung cấp ra thị trường theo từng phần với dự tính là khoảng 1 tỷ token mỗi tháng. Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể tin tưởng rằng tất cả sẽ không được bán ra cùng một lúc gây ảnh hưởng tiêu cực lên giá token.

Không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng đồng XRP này có đáng để đầu tư hay không. Thực tế, giá trị của nó đã tăng lên rất nhiều kể từ khi mới phát hành nhưng tương lai thì rất khó có thể đoán trước. 

Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận tiềm năng của đồng XRP trong tương lai là rất lớn. Đặc biệt thời gian gần đây đã có rất nhiều ngân hàng, doanh nghiệp lớn tham gia thử nghiệm công nghệ của Ripple, đây được xem là một tín hiệu tích cực cho đồng XRP này.

Hơn nữa, khi lựa chọn đầu tư vào thị trường này chắc hẳn phần lớn nhà đầu tư sẽ chọn những đồng coin có vốn hóa thị trường lớn, vì chúng có mức độ rủi ro thấp hơn so với những đồng coin nhỏ. Xét về nhiều yếu tố thì XRP vẫn được xem là khoản đầu tư dài hạn khá tốt.

Theo investopedia

 

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.