VNREBATES

Giá vàng giao ngay (Spot Gold) là gì? Có được mua tại giá vàng giao ngay không?

16.03.2023, 15:05 13 phút đọc

Người ta ước tính rằng khối lượng giao dịch vàng trung bình hàng ngày vào khoảng hơn 200 tỷ USD. Trong số đó, hơn 76% là giao dịch vàng vật chất trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn. Mỗi giao dịch được định giá dựa trên giá vàng giao ngay hiện tại. Bên cạnh đó, khi bạn truy cập vào trang web kim loại, bạn sẽ thấy giá vàng ngay tại đầu trang web, đó là giá vàng giao ngay – Spot price. Trong bài viết này, VNRebates sẽ cùng các bạn trao đổi về khái niệm giá vàng giao ngay nhằm giúp bạn tránh những hiểu lầm trong việc tính toán giá trị đầu tư để đạt được lợi nhuận tối đa.

Xem thêm:

Giá vàng giao ngay là gì

Giá vàng giao ngay là gì? (Nguồn: Internet)

Giá giao ngay là gì?

Spot Price – “Giá giao ngay” là giá hiện hành của thị trường, mà tại đó một tài sản nhất định chẳng hạn như chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ có thể mua hoặc bán ngay lập tức để chuyển giao tài sản.

Spot Gold – Giá vàng giao ngay là gì?

Biểu đồ Giá vàng giao ngay của Việt Nam trong 1 năm gần đây

Biểu đồ Giá vàng giao ngay của Việt Nam trong 1 năm gần đây (Nguồn: Internet)

Tại Việt Nam, theo thông tư 38/2012/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, giao dịch mua bán vàng giao ngay (Spot Gold) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng vàng miếng theo giá vàng được thỏa thuận tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán, giao, nhận vàng trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo.

Giống như nhiều thị trường khác, thị trường vàng giao ngay toàn cầu luôn mở cửa, trừ những ngày cuối tuần. Khi thị trường châu Âu bắt đầu vào buổi sáng, thị trường châu Á gần như đóng cửa, và khi thị trường châu Âu kết thúc vào buổi chiều, thị trường Hoa Kỳ mở cửa… là các thị trường vàng giao ngay. Giá thị trường của vàng được xác định bởi cung và cầu.

Giá vàng giao ngay tại ngày 25/01/2021 tính theo đơn vị tiền tệ của một số Quốc gia như sau:

Theo USD Theo VND Theo JPY Theo SGD
Giá vàng mỗi Ounce(*) 1.855 42.881.287 192.618 2.463
Giá vàng mỗi gram 59 1.376.197 6.194 79
Giá vàng mỗi Kilogram 59.667 1.376.444.519 6.194.299 79.209

(*) Ounce (Oz): đo lường khối lượng trong ngành kim hoàn. 1 Oz = 31,1034678 gram vàng

Xem thêm:

Điều gì ảnh hưởng đến giá vàng giao ngay?

Giống như các loại tài sản khác, giá vàng giao ngay cũng bị ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế vĩ mô như

  • Giá trị đồng Đô la Mỹ: Có một mối quan hệ ngược chiều trong lịch sử giữa Vàng và Đô la Mỹ. Điều này có nghĩa là khi đồng đô la mạnh lên, giá vàng thường giảm xuống thấp hơn. Điều ngược lại cũng đúng ở chỗ đồng Đô la yếu hơn làm cho giá vàng cao hơn. Điều này chủ yếu do sức mua từ các đồng tiền khác bằng USD tăng lên. Điều này làm tăng nhu cầu đối với vàng và do đó làm tăng giá.
  • Lãi suất và lạm phát: Vàng – lãi suất – lạm phát thường có mối quan hệ rất chặt chẽ. Khi lạm phát giảm, lãi suất thực tăng lên, giá trị của vàng có xu hướng giảm xuống, ngược lại khi lạm phát tăng, lãi suất thực giảm thì các nhà đầu tư thường tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác, ví dụ như mua vàng, đẩy giá vàng tăng lên. Do đó, vàng nổi tiếng là hàng rào chống lạm phát tốt nhất cho các nhà đầu tư trong lịch sử. 
  • Hoạt động của thị trường chứng khoán: Cả cổ phiếu và giá vàng đều khó có thể cùng tăng song song trong điều kiện bình thường. Điều này là do vàng thường được coi là một khoản đầu tư trú ẩn an toàn khi mọi thứ diễn ra không tốt trên thị trường chứng khoán và các thị trường khác. Do đó, giai đoạn giảm giá của chứng khoán có xu hướng làm tăng giá vàng khi các nhà giao dịch hướng tới một giải pháp đầu tư an toàn hơn, đảm bảo hơn.
  • Sự không chắc chắn về kinh tế: Sự không chắc chắn về kinh tế, và rộng hơn là sự bất ổn chính trị, hoặc khủng hoảng thường có tác dụng đẩy giá vàng lên cao hơn. Một lần nữa, điều này là do trạng thái trú ẩn an toàn mà vàng nắm giữ trong tâm trí các nhà đầu tư, thực tế là kim loại quý có thể định lượng được ở dạng vật chất, có thể dễ dàng vận chuyển và giữ giá trị nội tại của riêng nó.

    Những yếu tố nào ảnh hưởng tới giá vàng giao ngay

    Những yếu tố nào ảnh hưởng tới giá vàng giao ngay (Nguồn: Internet)

Xem thêm

Có thể mua/bán vàng với giá vàng giao ngay không?

Vàng được giao dịch và sử dụng trên khắp thế giới cho mục đích đầu tư, làm đồ trang sức và phương tiện trao đổi. Về mặt lý thuyết, giá vàng giao ngay đều giống nhau ở bất cứ nơi đâu, dù ở Mỹ hay ở Nhật Bản. Tuy nhiên, sức mua của các đồng tiền khác nhau sẽ ảnh hưởng đến giá vàng, đồng thời, một khoản phí sinh lời đòi hỏi (premium) để bù đắp phần chênh lệch cũng như lợi nhuận liên quan đến các đại lý mua bán.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư tư nhân thường không thể mua vàng ở mức giá giao ngay. Vàng theo giá giao ngay chỉ có thể được mua và bán dưới các thanh Good Delivery  – một loại vàng miếng cụ thể với các tiêu chuẩn cụ thể được phân phối bởi London Bullion Market Association – Hiệp hội thị trường vàng bạc London. Và nhà đầu tư nhỏ lẻ gần như không thể mua tại LMBA, mà phải thông qua các đại lý, vì thế luôn luôn phải chịu phí chênh lệch này.

Điều rất quan trọng là phải hiểu giá vàng giao ngay trên thị trường toàn cầu tượng trưng cho điều gì. Thị trường vàng giao ngay là thị trường vật chất của vàng. Giá vàng giao ngay được sử dụng làm cơ sở giá cho các hợp đồng phái sinh (như hợp đồng vàng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn…)… cũng như giá thực tế được giao dịch tại các đại lý.

Giá bán vàng = Giá vàng giao ngay + phí sinh lời đòi hỏi

Phí này thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố sau:

Hình thức và trọng lượng được cung cấp, chẳng hạn như thanh hoặc đồng xu, và các trọng lượng khác nhau của thanh

Việc sản xuất 1.000 thỏi vàng khối lượng 1 gram sẽ tốn kém hơn nhiều so với một thỏi vàng có khối lượng 1 kg. Tương tự đối với việc đóng gói, vận chuyển và xử lý nội bộ, phí ngân hàng, v.v.

Ví dụ, hai hoặc ba nhân viên đi đến kho tiền, chuyển vàng từ kho của mình sang kho của khách hàng, cất giữ niêm phong… sẽ tạo ra các chi phí tương tự đối với 10 thanh, 1kg/thanh như đối với 10 thanh 100g/thanh. Nhưng mười thanh một kg và mười thanh 100g có giá trị khác nhau. Việc phản ánh các chi phí này vào giá sẽ dẫn đến premium tương đối thấp hơn cho các thanh lớn hơn và premium cao hơn cho các thanh hoặc đồng xu nhỏ hơn.

Tỷ lệ chênh lệch có thể thay đổi tùy theo khối lượng thanh vàng như sau (chúng tôi chỉ thống kê mức trung bình của các giao dịch này trên thế giới, không phải ở thị trường Việt Nam):

  • Vàng miếng loại 1kg: 1,5 – 2,5%
  • Vàng miếng 500g: 2,5% 
  • Vàng miếng 250g, khoảng: 3% 
  • Vàng miếng 100g: 3 – 5%
  • Vàng miếng 50g, khoảng: 5% 
  • Vàng miếng 31,1g (1 ounce): 6% 
  • Các loại tiền vàng khác nhau (1 ounce): 5 – 8%

Khối lượng vàng được cung cấp

Điểm này còn có thể gọi là tính quy mô của đại lý. Một số chi phí cố định của đại lý như chi phí thanh toán, chi phí thuê mặt bằng, hệ thống vận hành, …. Nếu những chi phí cố định đó có thể được chia cho 1 lượng vàng lớn hơn, người bán có thể linh hoạt hơn với sự tăng giảm khoản phí nhưng vẫn bù đắp được chi phí và có lãi.

Chi phí bán và xử lý vàng miếng trung bình trị giá 1,5 triệu USD luôn nhỏ hơn 6 lần chi phí bán vàng miếng trị giá 250 ngàn USD. Do đó, phí cho một lần bán vàng miếng trị giá 1,5 triệu USD có thể sẽ thấp hơn cho một lần bán vàng miếng trị giá 250.000 USD.

Ảnh hưởng bởi cung cầu thị trường tại thời điểm mua bán

Đối với tất cả các hàng hóa, cung vượt quá cầu trên thị trường làm giảm giá, và thiếu cung do nhu cầu mạnh sẽ làm tăng giá. Khi nhu cầu thấp so với nguồn cung, người bán vàng có thể giảm phí sinh lời đòi hỏi để thu hút thêm người mua.

Điều kiện kinh tế thế giới và của từng quốc gia

Các điều kiện kinh tế thế giới và quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến giá vàng mà còn ảnh hướng đến phí sinh lời này. Ảnh hưởng của nó không nhất thiết cùng chiều với giá vàng. Khi có nhu cầu lớn có thể làm tăng giá vàng nhưng lại có thể làm giảm phí sinh lời đòi hỏi. Các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như cuộc khủng hoảng do Lehman Brothers gây ra vào năm 2008, nhu cầu vàng và bạc tăng lên rất nhiều, điều này làm cho chi phí sinh lời đòi hỏi này càng tăng thêm.

Mức độ sinh lời đòi hỏi của người bán

Mục tiêu kinh doanh cá nhân và mức độ sinh lời của người bán có thể có ảnh hưởng đến sự thay đổi phí. Chẳng hạn như khi tồn kho vàng quá lâu sẽ dẫn đến việc tăng phí nhưng nếu người bán tồn hàng nhiều trong giai đoạn nhu cầu cao, đủ cung cấp sẽ phần nào làm giảm phí. Hoặc khi nhà bán mới tham giá thị trường, tăng thị phần tăng tính cạnh tranh với các đối thủ, thu hút người mua có thể giảm khoản phí này.

Xem thêm: Lướt sóng vàng là gì? – Làm sao để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng Gold Scalping?

Mức độ sinh lời đòi hỏi của người bán

Mức độ sinh lời đòi hỏi của người bán (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Kết luận

Bạn có thể mua bán vàng bất cứ nơi đâu trên thế giới tuy nhiên tùy địa điểm và thời gian giao dịch bạn sẽ phải trả thêm một mức phí sinh lời đòi hỏi. Tuy nhiên, dù bạn đầu tư vào vàng vật chất hay hợp đồng vàng phái sinh thì giá vàng giao ngay là mức giá bạn luôn phải quan tâm.Vì giá vàng giao ngay là một yếu tố quan trọng trong việc xác định xem bạn có nên mua hay bán các khoản đầu tư hiện tại của bạn. 

Chúc các bạn có nhiều giao dịch thành công!

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.