VNREBATES

John Arnold là ai? Thành công của ông trùm khí đốt John D.Arnold

13.03.2023, 15:49 13 phút đọc

John D. Arnold, một trong những tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới, nhà quản lý quỹ tài ba, được mệnh danh là ” ông trùm khí đốt – the king of natural gas” hay thiên tài đầu cơ và giờ nhà từ thiện nổi tiếng. Và hơn cả Arnold là một trong những trader thành công nhất trong thế hệ của mình với những đức tính nổi bật nhất là ưa mạo hiểm, quyết đoán và kỷ luật cao.

Đọc thêm:

1. John D. Arnold – Thiên tài đầu cơ, ông trùm khí đốt, tỷ phú tự thân, nghỉ hưu sớm ở tuổi 38 để chăm sóc con cái và làm từ thiện

Chân dung vị tỷ phú tự thân, huyền thoại đầu cơ khí đốt John D. Arnold

Chân dung vị tỷ phú tự thân, huyền thoại đầu cơ khí đốt John D. Arnold (Nguồn: Internet)

Thần đồng toán học

John D. Arnold sinh năm 1974 trong một gia đình trung lưu ở Dallas, Texas (Mỹ) với bố là luật sư và mẹ là kế toán. Tuổi thơ của Arnold luôn gắn bó với những con số và sớm bộc lộ khả năng thần đồng của mình với toán học.

Chính Arnold từng nói: “Tôi nghĩ mình được sinh ra với năng khiếu bẩm sinh là nhìn thấy các con số theo một cách đặc biệt.” Thầy giáo trung học của ông đã kể về một kỷ niệm khi Arnold đã ngay lập tức giải ra bài toán đã từng làm khó nhiều tiến sĩ.

Đến khi trở thành sinh viên, John Arnold lại tiếp tục gây ấn tượng mạnh với các giáo sư tại đại học Vanderbilt nơi ông theo học với bộ óc nhạy bén về các con số lẫn tài năng thiên bẩm về tư duy kinh tế.

Ngay từ khi 14 tuổi, Arnold đã điều hành một công ty có tên Blue Chip Cards, chuyên mua/bán thẻ thể thao sưu tầm để ăn chênh lệch giá (thường là thẻ khúc côn cầu) trên khắp các tiểu bang sử dụng mạng Internet. Arnold ước tính rằng anh đã kiếm được 50.000 đô la trước khi học xong trung học.

Kiếm về 750 triệu USD cho gã khổng lồ năng lượng Enron trong năm 2001

John D. Arnold khi làm việc tại tập đoàn năng lượng Enron

John D. Arnold khi làm việc tại tập đoàn năng lượng Enron (Nguồn: Internet)

Năm 1995, ngay sau khi tốt nghiệp đại học, Arnold chính thức bắt đầu xây dựng sự nghiệp đồ sộ của mình bằng việc đầu quân cho Tập đoàn Năng lượng Enron (Mỹ) và nhanh chóng thăng hoa trong lĩnh vực giao dịch khí đốt và trở thành một ngôi sao sáng trên thị trường vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước.

Năm 1996, John D. Arnold đã được mệnh danh là “the king of natural gas” vì những phi vụ đầu cơ khí đốt đáng kinh ngạc của mình nhờ vào khả năng phân tích thiên tài lẫn tư duy logic kỳ tài của một doanh nhân. Nhờ tận dụng công nghệ Internet hiện đại nhất lúc bấy giờ, mà ở tuổi 27 Arnold đã kiếm về 1 tỷ USD cho Enron.

Jeff Shankman đồng nghiệp của Arnol ở Enron nhận xét Arnold là “người chu đáo, thận trọng và ham học hỏi” nhưng trái ngược với phong thái điềm tĩnh và trầm lặng bên ngoài, John D. Arnold chứng tỏ mình là một nhà đầu tư ưa mạo hiểm, quyết đoán với kỷ luật cao.

Trong năm 2001, khi Enro đang phải đối mặt với vụ bê bối kế toán gồm những khoản nợ lên tới hàng tỷ USD, thì thông qua giao dịch các hợp đồng khí đốt trị giá hơn 1 tỷ USD, Arnold vẫn mang về cho công ty 750 triệu USD.

Một cựu giám đốc điều hành của Salomon Brothers sau đó nói với The New York Times rằng có rất ít thương vụ trong lịch sử Phố Wall có thể so sánh với thành công của Arnold trong năm 2001 đó.

Xem thêm câu chuyện của những trader nổi tiếng khác:

Arnold và Quỹ đầu cơ Centaurus Energy, quản lý hơn 5 tỷ USD giá trị tài sản với lợi nhuận không ít hơn 50% trong 7 năm

John D. Arnold tại văn phòng của quỹ đầu cơ Centaurus

John D. Arnold tại văn phòng của quỹ đầu cơ Centaurus (Nguồn: Internet)

Đầu năm 2002, Tập đoàn Enron bị nhấn chìm sau chính bê bối kế toán đó, và bị Ngân hàng UBS thu mua. Tất nhiên, UBS đã nhanh chóng cho thấy tham vọng thâu tóm dàn trader lẫy lừng của Enro, trong đó có Arnold.

Nhưng Arnold vẫn quyết định ra đi với số tiền thưởng 8 triệu USD, mức thưởng kỷ lục sau những thành công trong năm 2001 của mình, để cùng với một số đồng nghiệp khác thành lập quỹ Centaurus vào năm 2002 khi mới 28 tuổi. Với tiếng tăm của Arnold trong thị trường hàng hóa và năng lượng, Centaurus đã nhanh chóng đi vào quỹ đạo và từng bước trở thành một trong những quỹ đầu cơ năng lượng sừng sỏ trên thị trường với nhiều thương vụ bạc tỷ lừng lẫy.

Jim Schwieger, cựu đồng nghiệp Enron của Arnold, cho biết: “John vừa bước vào thị trường và cho thấy mọi người đã sai.”

Cuối cùng, Centaurus đã trở thành một trong những quỹ thành công nhất trong lĩnh vực khí đốt, thu về cho những nhà đầu tư với lợi nhuận khủng mỗi năm và tính đến năm 2009, quỹ đầu cơ Centaurus của Arnold quản lý hơn 5 tỷ USD và giá trị tài sản với lợi nhuận không ít hơn 50%, thậm chí có những năm tỷ suất lợi nhuận lên tới 200%.

Xem thêm:

Năm 2007, trở thành tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ ở độ tuổi 33 và về hưu ở độ tuổi 38

John D. Arnold và vợ, founder của quỹ từ thiện The Laura and John Arnold Foundation

John D. Arnold và vợ, founder của quỹ từ thiện The Laura and John Arnold Foundation (Nguồn: Internet)

Từ những khoản lợi nhuận cực khủng từ hoạt động thành công của quỹ đầu cơ Centaurus, đến năm 2007 Arnold chính thức trở thành tỷ phú và đứng thứ 317 trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ. John Arnold là một trong những doanh nhân tài năng và thành đạt đã đạt đến những đỉnh cao chưa từng có ở tuổi 33. Hiện tại, tài sản của Arnold được ước tính vào khoảng 3.3 tỷ USD.

Năm 2012, Arnold khiến nhiều người ngỡ ngàng khi tuyên bố nghỉ hưu ở độ tuổi 38 để dành thời gian cho công việc từ thiện sau khi cùng vợ Laura Arnold, cựu sinh viên của trường Harvard và Yale thành lập quỹ từ thiện “the Laura and John Arnold Foundation”.  

Để lý giải về quyết định bất ngờ của mình, Arnold cho biết: “Sau 17 năm làm trader năng lượng, tôi cảm thấy rằng đã đến lúc theo đuổi những sở thích khác”. Sở thích khác theo ông nói chính là dành thời gian chăm sóc gia đình, đưa 3 cô con gái đi học, và cho những hoạt động từ thiện của mình.

Xem thêm: Giải thích về mô hình quỹ đầu tư tại Việt Nam 

2. Bí quyết thành công và những câu nói nổi tiếng của huyền thoại đầu cơ phố Walll, John D. Arnold

#1 Chìa khóa thành công là kiên trì và kỷ luật 

Arnold luôn bình tĩnh phán đoán chờ thời cơ bất chấp các nhà đầu tư khác đang hoàn toàn hoảng loạn. Một ví dụ điển hình chính là thương vụ đầu cơ khí đốt năm 2006, quỹ Centaurus của ông đã kiếm được 1 tỷ USD với lợi nhuận tổng thể là 317%, sau khi đánh bại quỹ đầu tư Amaranth của trader lừng danh Brian Hunter, một thế lực cực lớn trên thị trường năng lượng. Amaranth đã bị thua lỗ 6 tỷ USD và phá sản.  

Bài học từ Arnold là không phải ngẫu nhiên mà kỷ luật luôn được xem là một trong những tiêu chí hàng đầu với một nhà đầu tư thành công. Một khi đã quyết định dựa trên phán đoán logic, việc quan trọng là bạn cần phải kiên định với quyết định đó.

#2 “Đầu cơ không phải là xấu – I’m a speculator and that’s not a bad thing to be.”

John D. Arnold tại phiên điều trần trước Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ

John D. Arnold tại phiên điều trần trước Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) tháng 8/2009 (Nguồn: Internet)

Đó là câu nói nổi tiếng của Arnold trong phiên điều trần trước Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) vào tháng 8/2009 về việc liệu có hay không bàn tay của các tay đầu cơ trong việc đẩy giá cả hàng hóa, đặc biệt giá năng lượng, ngoài tầm kiểm soát trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế năm 2008. 

Trước những cáo buộc rằng chính các quỹ đầu cơ đã khiến thị trường năng lượng biến động mạnh, Arnold đã mạnh mẽ phủ nhận bằng lý lẽ: “Nói chung, càng có nhiều người tham gia giao dịch trên thị trường, thanh khoản càng lớn, thì thị trường càng ít biến động”.

Như vậy, dù Arnold bằng danh xưng gì cũng được, không ai có thể kiếm được lợi nhiều hơn Arnold trên sàn giao dịch khí đốt trong những năm đó.

#2 “I wanted to create a structure that would suit me myself, and not constantly defend my opinion in front of any bureaucracy,”

“Tôi muốn tạo ra phương pháp thích hợp với mình để khỏi phải liên tục bảo vệ quan điểm của mình trước ý kiến của những kẻ quan liêu”.

Đó là lý do tại sao, đến năm 2005, Centaurus đã không nhận thêm vốn của các nhà đầu tư mới để tập trung vào đầu tư tiền của mình với chỉ 30 nhân viên trong đó có tới 17 trader, nhờ vậy mà Arnold có thể mạo hiểm và đánh cược lớn theo ý mình mà không vấp phải sự cản trở nào.

Theo ông đơn giản bởi vì khi đã xây dựng được phương pháp đầu tư sinh lợi cao và hiệu quả, thì tốt nhất hãy dùng nó để tự làm giàu bằng tiền của mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những áp lực không cần thiết từ khách hàng của mình, nhất là trong trường hợp họ không thực sự hiểu biết về phương pháp của bạn.

#3 Mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận: “100 percent trying to make money” and “100 percent trying to do good.”

Khác với nhiều huyền thoại đầu tư khác, Arnold thẳng thắn cho rằng mục tiêu cuối cùng chính là lợi nhuận, dù rằng bạn thuộc trường phái đầu tư nào, giá trị hay tăng trưởng, đầu tư ngắn hạn hay dài hạn lợi nhuận mới là thứ để khẳng định phong cách đầu tư của bạn là hợp lý hay không. Và ông cũng dùng 100% để từng bước đạt thành công khi thế giới phải công nhận rằng không ai có thể kiếm được lợi nhiều hơn Arnold trên thị trường khí đốt trong giai đoạn trước năm 2010.

Tuy nhiên, đến năm 2010 nhận thấy bản thân không còn đam mê giao dịch, Arnolds ký Cam kết Cho đi, hứa hẹn sẽ cho đi ít nhất một nửa tài sản của mình (ước tính 3 tỷ USD) — và muốn có chiến lược về mục tiêu đó như đã từng về giao dịch.

Với những hoạt động từ thiện tích cực của the Laura and John Arnold Foundation, The Wall Street Journal đã phải thốt lên rằng, trong “lịch sử Hoa Kỳ, có lẽ chưa bao giờ có một tỷ phú tự thân lại cống hiến hết mình cho hoạt động từ thiện khi còn trẻ như vậy”.

        #4 Tập trung vào những thương vụ khổng lồ

Thay vì đầu tư liên tục, phong cách của Arnold là “chỉ đầu tư vào 1-2 thương vụ mỗi năm nhưng mỗi lần ông đều đánh cược rất lớn và lợi nhuận mà Arnold thu được đáng giá cả một gia tài”, theo lời từ một người thân cận với quỹ Centaurus cho biết.

Và lý thuyết mà Arnold áp dụng chính là:

“I try to buy things whenever they’re trading below what [our] analysis shows to be fair value and sell things whenever our analysis shows that the forward curve is higher than our analysis of fair value.”

“Tôi cố gắng mua nhiều thứ bất cứ khi nào chúng được giao dịch dưới mức giá hợp lý sau đó bán đi khi phân tích được rằng đường cong kỳ hạn đang ở mức cao hơn ngưỡng giá hợp lý.”

Xem thêm: Ed Seykota – Bậc thầy giao dịch và triết lý giao dịch ấn tượng với bài hát “whipsaw song”

3. Lời kết

Thành công của Arnold là sự kết hợp tài tình từ trí tuệ của một nhà kinh tế, kinh nghiệm dạn dầy sau nhiều năm lăn lộn trên thị trường năng lượng và sự kiên định đáng kinh ngạc của một tay đầu cơ lẫy lừng không biết đến mùi chiến bại.

Mặc dù John D. Arnold bây giờ được biết đến là nhà từ thiện nổi tiếng, nhưng hơn 1 thập kỷ trước ông chắc chắn là một trong những huyền thoại giao dịch mà thành công đạt được chính nhờ sự kiên trì và tham vọng của mình, trở thành hình mẫu cho hàng triệu nhà giao dịch trên khắp thế giới.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.