VNREBATES

Mô hình con cua là gì? Ứng dụng Crab Pattern trong giao dịch Forex

06.04.2023, 09:22 11 phút đọc

Mô hình con cua (Crab pattern) là một trong những mô hình con của Harmonic do Scott Carney phát hiện vào đầu năm 2000. Mô hình con cua thể hiện sự hài hoà về giá, xuất hiện cả trong thị trường tăng và giảm. Cùng VnRebates tìm hiểu thêm thông tin về mô hình Crab Pattern trong bài viết dưới đây nhé!

>> Xem thêm về các mô hình khác trong Forex:

Mô hình con cua (Crab pattern) là gì?

Mô hình Harmonic là một công cụ phân tích biến động giá dựa trên các mẫu hình trên biểu đồ, dựa theo tỷ lệ Fibonacci. Mô hình này giúp nhà đầu tư định vị được các điểm mua và bán tiềm năng và dễ dàng. Mô hình con cua là một trong những mô hình có tỷ lệ chính xác cao nhất giữa các mô hình con của mô hình Harmonic. 

Mô hình con cua có thể xác định được vào và ra (tương ứng mua và bán) dễ dàng, với các điểm đảo chiều và vào lệnh gần đúng với các mức Fibonacci. Mẫu hình tương tự như mô hình con bướm nhưng khác về tỷ lệ Fibonacci.

Hình ảnh về mô hình con cua (Nguồn: Internet)

Hình ảnh về mô hình con cua (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của mô hình con cua (Crab pattern)

Mô hình con cua được sử dụng nhiều trong phân tích kỹ thuật để xác định các điểm cụ thể, đặc điểm nhận biết mô hình này gồm có:

  • Điểm đánh dấu: mô hình con cua có bốn điểm đánh dấu, được đánh số lần lượt từ X-D, tạo thành hình có 8 góc (bát giác). Đặc biệt, các điểm này được xác định bằng công cụ phân tích kỹ thuật như: Fibonacci Retracements hoặc Extensions.
  • Tỷ lệ: các điểm đánh dấu của mô hình con cua được tính toán dựa trên các mức của Fibonacci. Vì thế, mô hình được chia theo tỷ lệ của Fibonacci, đặc biệt là 0.382 và 0.886.
  • Độ dốc và độ rộng của các chân: mô hình con cua có độ dốc và độ rộng của các chân khác nhau. Có thể thấy, chân AB độ dốc tăng dần, chân BC thì ngược lại, độ dốc giảm dần. Chân CD có độ rộng hơn chân AB và chân DA lại có độ rộng nhỏ hơn CD.
  • Thời gian: mô hình con cua dùng trong phân tích kỹ thuật, thường xuất hiện trên biểu đồ ngày hoặc giờ. Các điểm mua và bán được xác định khi giá chạm đến các điểm đánh dấu của mô hình.

Phân loại các mô hình con cua (Crab Pattern) phổ biến

Mô hình con cua có 2 loại phổ biến và được các Trader sử dụng nhiều trong giao dịch.

Mô hình con cua tăng giá (Bullish Crab)

Mô hình Bullish Crab thường xuất hiện ở thị trường tăng. Ở mô hình này, nhà đầu tư có thể thấy qua hình dưới đây:

Mô hình Bullish Crab với các chỉ số Fibonacci (Nguồn: Internet)

Mô hình Bullish Crab với các chỉ số Fibonacci (Nguồn: Internet)

  • Điểm X: là đáy của xu hướng giảm và là điểm bắt đầu của mô hình.
  • Điểm A: là điểm đánh dấu sự hồi phục đầu tiên trong xu hướng tăng giá mới. Điểm A sẽ cao hơn so với X. Điềm A thường nằm trong khoảng từ 0.382 đến 0.618 của đoạn điều chỉnh trước đó.
  • Điểm C: là điềm tiếp theo trong giai đoạn phục hồi giá. Điểm C cao hơn so với swing B và thường nằm trong khoảng từ 0.382 đến 0.886 của đoãn điều chỉnh trước đó.
  • Điểm D: còn được xem là điểm thấp nhất của mô hình, nằm dưới mức giá của swing B. Điểm D thường nằm trong khoảng từ 2.618 đến 3.618 của đoạn điều chỉnh trước đó.

Thông thường, khi giá chạm đến điểm D, mô hình Bullish Crab được xác nhận và khả năng giảm của thị trường rất cao. Nhà đầu tư có thể sử dụng các tín hiệu của mô hình này cùng các mức hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp nhất.

Mô hình con cua giảm giá (Bearish Crab)

Mô hình Bearish Crab thường xuất hiện ở thị trường giảm. Quan sát mô hình qua hình dưới đây, nhà đầu tư có thể thấy:

Mô hình Bearish Crab với tỷ lệ Fibonacci (Nguồn: Internet) 

Mô hình Bearish Crab với tỷ lệ Fibonacci (Nguồn: Internet)

  • Điểm X: là điểm bắt đầu của xu hướng.
  • Điểm A: là đáy đầu tiên của đợt giảm giá tạm thời tính từ điểm X.
  • Điểm B: là đỉnh tiếp theo của đợt tăng giá sau đó. Điểm B nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của đoạn giảm giá vùng X đến A.
  • Điểm C: là đáy của đợt phục hồi tiếp theo, thường cao hơn điểm A.
  • Điểm D: khi giá chạm tới điểm D, có xu hướng giảm mạnh, thường quay lại xu hướng giảm ban đầu từ điểm X. Điểm này là điểm kết thúc mô hình, nằm trong khoảng 2.618 đến 3.168 của đoạn BC.

Mô hình Bearish Carb cho thấy việc kết thúc của xu hướng giảm và bắt đầu cho một đợt tăng mới. Dựa vào mô hình này, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác.

>> Xem thêm: 

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Crab Pattern cụ thể

Tùy thuộc vào mô hình con cua trong quá trình giao dịch, trader có thể dự đoán và xác định được các điểm vào lệnh và điểm cắt lỗ khác nhau.

Mô hình Bullish Crab:

Ví dụ về mô hình Bullish Crab (Nguồn: Tradingview) 

Ví dụ về mô hình Bullish Crab (Nguồn: Tradingview)

Để xác định chính xác mô hình Bullish Crab, nhà đầu tư chú ý khi giá di chuyển thành mô hình 2 đỉnh, điểm B thoái lui về khá sâu so với XA. Trader cần kẻ Fibonacci để xác định các điểm dễ dàng hơn. 

Như trên hình, mức tăng trong khoảng $1100 đến $2000 là khoảng XA. Chuyển động AB đi xuống sau kết thúc ở $1200, trong vùng 0.618 của vùng XA. Giai đoạn phục hồi tiếp theo, giá ở mức $1700. Đỉnh thứ 2 dần hình thành, giá đi xuống là đoạn CD. Với quy tắc giao dịch của Bullish Crab, đoạn CD dùng để xác định mức giảm kết thúc, khả năng trải dài tới 2.240-3.618 của đoạn BC.

Khi mô hình Bullish Crab chính thức hình thành, điểm vào lệnh sẽ là điểm D. Trader vào lệnh Buy tương ứng và cutloss theo khả năng chịu đựng rủi ro của danh mục. Tuy nhiên, theo cách này nhà đầu tư phải đợi mô hình hoàn thành, sẽ mất thời gian chờ cũng như cơ hội lợi nhuận nếu điểm D là một cây nến Marubozu có thân dài.

Do đó, nhà đầu tư có thể chờ giá chạm vào tỷ lệ 1.618 của đoạn XA trước đó thì vào lệnh. Khi CD mở rộng đến tỷ lệ 1.618 của đoạn XA thì khả năng về tỷ lệ thoái lui của CD so với BC thường sẽ thỏa mãn theo. Tuy nhiên, Trader cần kết hợp thêm các mô hình nến đảo chiều để gia tăng xác suất của dự đoán đảo chiều tại điểm D.

Điểm chốt lời kỳ vọng là giá ứng với điểm A của mô hình, được tính từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất, là chiều cao của mô hình. Để tối đa hoá mức lợi nhuận, nhà đầu tư có thể dời điểm Take profit lần lượt từ tỷ lệ 0.618 đến 1 của đoạn CD theo tỷ lệ Fibonacci Retracement (đối với trường hợp giá không tăng đến điểm A). 

Ở ví dụ trên, giá không tăng được đến A, kỳ vọng mục tiêu là đoạn 0.618 đến 1 của đoạn CD.

Mô hình Bearish Crab:

Ví dụ về mô hình Bearish Crab (Nguồn: Tradingview) 

Ví dụ về mô hình Bearish Crab (Nguồn: Tradingview)

Để xác định chính xác mô hình Bearish Crab, nhà đầu tư chú ý khi giá di chuyển thành mô hình W (mô hình 2 đáy), điểm B thoái lui về khá sâu so với XA. Trader cần kẻ các điểm Fibonacci để xác định các điểm dễ dàng hơn. 

Như trên hình, điểm bắt đầu giá giảm từ 50% xuống còn 39.7%, đây là đoạn XA. Đoạn AB sẽ là đoạn phục hồi nằm trong 0.314 đến 0.618 của Fibonacci. Sau đó, là đoạn giảm từ B đến C. Đáy điểm C sẽ cao hơn so với A. CD hình thành thể hiện dấu hiệu tăng trưởng.

Khi mô hình Bearish Crab chính thức hình thành, điểm vào lệnh sẽ là điểm D. Trader vào lệnh Sell tương ứng và cutloss theo khả năng chịu đựng rủi ro của danh mục. Tuy nhiên, theo cách này nhà đầu tư phải đợi mô hình hoàn thành, sẽ mất thời gian chờ cũng như cơ hội lợi nhuận nếu điểm D là một cây nến Marubozu có thân dài.

Do đó, nhà đầu tư có thể chờ giá chạm vào tỷ lệ 1.618 của đoạn XA trước đó thì vào lệnh. Khi CD mở rộng đến tỷ lệ 1.618 của đoạn XA thì khả năng về tỷ lệ thoái lui của CD so với BC thường sẽ thỏa mãn theo. Tuy nhiên, Trader cần kết hợp thêm các mô hình nến đảo chiều để gia tăng xác suất của dự đoán đảo chiều tại điểm D.

Điểm chốt lời kỳ vọng là giá ứng với điểm A của mô hình, được tính từ điểm cao nhất đến điểm thấp nhất, là chiều cao của mô hình. Để tối đa hoá mức lợi nhuận, nhà đầu tư có thể dời điểm Take profit lần lượt từ tỷ lệ 0.618 đến 1 của đoạn CD theo tỷ lệ Fibonacci Retracement (đối với trường hợp giá không xuống tới được điểm A).

Lưu ý khi sử dụng giao dịch mô hình con cua trader nên biết

Trong đầu tư, chưa có phương pháp nào chính xác 100% nên Trader cần phải kết hợp thêm các công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác định đúng điểm vào lệnhdừng lỗ.

  • Điểm vào lệnh: được xác định từ khi giá bắt đầu hình thành mô hình từ và có sự xác nhận kết hợp thêm các chỉ báo xu hướng khác như chỉ báo RSI, MACD,…
  • Điểm dừng lỗ: được xác định tại mức giá cao nhất hoặc mức giá thấp hơn điểm vào lệnh của mô hình.
  • Mục tiêu lợi nhuận: có thể xác định dựa trên tỷ lệ Fibonacci, hoặc theo các đường hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ.

>> Tìm hiểu thêm:

Nhà đầu tư cần chú ý, cũng giống như bất kỳ mô hình kỹ thuật khác, mô hình con cua không hoàn hảo và có thể bị đảo ngược. Vì thế, Trader cần tìm hiểu kỹ thị trường trước cũng như có chiến lược quản trị rủi ro trước khi giao dịch theo mô hình này.

Kết luận

Mô hình con cua (Crab pattern) được xem là một trong những mô hình xác định điểm đảo chiều thông dụng của các Trader, cung cấp cho nhà đầu tư các tín hiệu mua và bán. Qua bài viết, VnRebates hy vọng đem đến cho quý nhà đầu tư các thông tin hữu ích về mô hình này.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.