VNREBATES

Nhật ký giao dịch sao viết sao cho đúng?

08.03.2024, 11:37 5 phút đọc

Rất nhiều những Pro Trader đều có một lời khuyên dành cho những trader “non trẻ” hơn, đó là hãy làm nhật ký giao dịch. Đây là một phương pháp rất hiệu quả để chúng ta có thể lưu giữ lại toàn bộ quá trình giao dịch, từ đó tối ưu phương pháp, tối ưu cách quản lý vốn, và cả quản lý cảm xúc… Vậy viết nhật ký giao dịch sao cho đúng? Hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Vài trò của nhật ký giao dịch, và cách ghi chép nhật ký giao dịch hiệu quả

“Một trong những công cụ mạnh mẽ nhất (nhưng lại là công cụ rẻ nhất) mà một trader có thể có đó là nhật ký giao dịch.

Viết nhật ký có rất nhiều lợi ích, bao gồm việc ghi lại những suy nghĩ/ hành động của bạn như một công cụ hỗ trợ cho việc suy ngẫm, khám phá bản thân và những gì tiết lộ về bạn.”

Nhật ký giao dịch sao viết sao cho đúng?

Nhật ký giao dịch sao viết sao cho đúng?

Đó là những đúc kết của huấn luyện viên hiệu suất kiêm trader Steven Goldstein về tầm quan trọng của việc ghi nhật ký giao dịch.

Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện thói quen ghi nhật ký giao dịch này được một thời gian nhưng vẫn chưa thấy bất kỳ sự tiến bộ nào trong kết quả trading, thì có lẽ bạn đang mắc sai lầm như phần lớn trader ngoài kia.

Nhiều phương pháp ghi nhật ký hiện nay của anh em trader là hoàn toàn vô dụng.

Tôi cũng từng là một trong số họ.

Sau 4 năm giao dịch, tôi đã tìm ra cách hiệu quả nhất để ghi nhật ký giao dịch của mình.

Đây là cách tôi thực hiện những thay đổi của mình:

Trước đây

  1. Tất cả đều chủ quan

Khi tôi mới bắt đầu ghi nhật ký, tôi không có cách nào thực sự để biết đâu là giao dịch tốt hay tệ. Tôi chỉ đơn giản giả định dựa trên nhiều kiến thức khác nhau mà tôi đã thu thập được, hoặc từ chính PnL (kết quả lời lỗ) của mình…

Điều này dẫn đến con số 0 tròn trĩnh trong sự tiến bộ của tôi.

  1. Thiên kiến nhận thức muộn màng

Khi tôi ghi chú vào các giao dịch của mình, tôi thường sẽ đánh giá chúng một cách vô thức dựa trên nhận thức muộn màng về những gì đã xảy ra. Đây không phải là GHI NHẬT KÝ!

Điều này chỉ đơn giản là vô ích!

Bây giờ

  1. Đối sánh trong khâu thực hiện

Tôi sẽ so sánh việc thực hiện của mình với phiên bản hoàn toàn có hệ thống của tôi. Trước tiên, điều này cho phép tôi đánh giá liệu khả năng thực hiện của tôi có kém hay không và liệu tôi có tuân thủ các quy tắc của chiến lược hay không.

Hơn nữa, nếu tôi thêm sự tuỳ ý vào giao dịch, tôi có thể đánh giá xem liệu nó có khiến khâu thực hiện của tôi tệ hơn hay không.

  1. Danh sách lỗi được tổng hợp sẵn

Thay vì chủ quan xác định xem giao dịch của tôi có tệ hay không dựa trên PnL, giờ đây, tôi đã có cho mình danh sách các lỗi phổ biến nhất. Điều này cho phép tôi tính toán sai lầm nào khiến tôi phải trả giá nhiều nhất và có tần suất xuất hiện thường xuyên nhất, cho thấy vấn đề chính của tôi thực sự nằm ở đâu.

  1. Các điểm dữ liệu tiềm năng

Thay vì ghi nhật ký từ nhận thức muộn màng, giờ đây, tôi sử dụng nó để hướng sự chú ý của mình đến các điểm dữ liệu/ hành động giá tiềm năng mà tôi nên điều tra.

Điều này giúp tôi theo dõi lý do tại sao chiến lược của tôi lại thất bại trong giao dịch đó và liệu tôi có thể cải thiện nó hay không nếu có đủ bằng chứng để làm điều đó.

  1. Những điều cần ghi chú vào nhật ký giao dịch.

📌 Ngày và giờ

Bằng cách theo dõi ngày và giờ chính xác, bạn có thể bắt đầu phát hiện ra các mô hình vào những khung giờ thuận lợi trong ngày trong tuần để bạn giao dịch.

Từ đó, bạn có thể rút ra kinh nghiệm chỉ nên tập trung vào giao dịch trong khoảng thời gian ngắn hoặc hoàn toàn bỏ qua các khung giờ khác.

📌 Công cụ giao dịch

Dù bạn đang tập trung vào 1 hay 10 thị trường, thì việc lưu giữ số liệu thống kê về công cụ giao dịch của bạn là cực kỳ quan trọng.

Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng tìm ra sản phẩm nào bạn trade tốt và sản phẩm nào bạn nên tránh.

📌 Thiết lập giao dịch

Nếu bạn đang sử dụng các thiết lập giao dịch khác nhau, thì bạn nên theo dõi chúng một cách riêng biệt để xem chúng hoạt động như thế nào.

Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra những thiết lập kém hiệu quả và cố gắng cải thiện chúng hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

Mặt khác, nếu bạn thấy các thiết lập hoạt động tốt hơn nhiều, bạn có thể tăng rủi ro cho chúng.

📌 Điểm vào lệnh/ thoát lệnh/ dừng lỗ/ tỷ lệ R:R và PnL

Lý do chính để viết ra những con số này là để tính được tỷ lệ R:R và kết quả PnL (lãi và lỗ) của bạn.

📌 Maximum Adverse Excursion (MAE)

MAE đo lường khoản lỗ lớn nhất phải chịu khi giao dịch của bạn được mở.

Bằng cách theo dõi MAE, bạn sẽ có thể biết liệu vị trí đặt dừng lỗ của mình có quá xa hay quá gần hay không.

📌 Maximum Favorable Excursion (MFE)

MFE thì đo lường lợi nhuận cao nhất mà giao dịch kiếm được trước khi được đóng.

Số liệu này đáng để theo dõi vì nó có thể tiết lộ rằng bạn có thể đang giữ một số giao dịch quá lâu và bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận tối đa.

Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện việc ghi nhật ký giao dịch của mình. Đừng quên, đây chỉ là phương pháp phù hợp với tôi và mỗi trader là một cá nhân độc nhất!

Nguồn: Tradingview

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.