VNREBATES

Chỉ báo RVI (Relative Vigor Index) là gì?

14.04.2023, 08:23 11 phút đọc

Khi đã là trader, dù giao dịch ở thị trường nào hay với phong cách nào đi nữa thì chắc chắn bạn vẫn quan tâm tới các công cụ phân tích kỹ thuật. Không ai có thể phủ nhận vai trò của chúng trong việc đưa ra những dự đoán về xu hướng giá cả trên thị trường – điều mà các trader quan tâm nhất. Hôm nay, qua bài biết này, Vnrebates sẽ giới thiệu đến bạn một công cụ tuyệt vời hỗ trợ bạn có được những giao dịch thành công. Hãy cùng tìm hiểu cách phân tích kỹ thuật với Relative Vigor Index cùng chúng tôi nhé !

Xem thêm: 

1. Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) là gì?

Relative Vigor Index (RVI) là chỉ báo do John Eilers phát minh với mục đích xác định xu hướng hiện hành trên thị trường. RVI xác định sức mạnh của xu hướng bằng biện pháp đối chiếu giá đóng cửa với giá mở cửa của tài sản cùng với biên độ giao dịch của nó trong thời kỳ. Là một chỉ số xung lượng,, RVI thường thay đổi hướng độ dốc trước khi giá đảo chiều.

Chỉ báo RVI không được coi là một công cụ phân tích kỹ thuật độc lập. Trader có thể sử dụng nó kết hợp cùng các chỉ báo khác để có thể nhận biết xu hướng giá.

RVI có tên khá giống chỉ báo Relative Strength Index (RSI) nhưng tính năng của RVI không đa dạng bằng RSI.

RVI chỉ tập trung vào giá đóng cửa theo quy tắc phải cao hơn giá mở cửa đối với thị trường bull (tăng) và ngược lại với thị trường bear (giảm). Do đó, khi phân tích kỹ thuật với RVI, bạn nên tập trung vào thời điểm giá đóng cửa.

RVI được đánh giá là loại chỉ báo dao động có tính ổn định, tốc độ báo dao động tương đối tốt dù vẫn chậm hơn so với RSI và các tiêu chuẩn của các chỉ báo trong bộ dao động ngẫu nhiên. Tuy vậy, RVI vẫn được đánh giá là phản ứng nhanh hơn MACD.

2. Cách sử dụng relative vigor index

Một điểm đáng chú ý ở RVI đó là nó có 2 đường dao động, bạn có thể tìm kiếm tín hiệu dựa trên các nút giao giữa 2 dòng này. Bên cạnh đó, RVI có đường giữa cố định bằng 0 – điều này có thể coi là giống đặc điểm chung của các chỉ báo dao động. Khi chỉ báo giao cắt với đường 0 cũng có thể coi là một tín hiệu mua hoặc bán.

Hình ảnh mô tả chỉ báo Relative Vigor Index

Hình ảnh mô tả chỉ báo Relative Vigor Index

Như đã thấy trong biểu đồ phân tích trên đây, chỉ số RVI được thể hiện ở một cửa sổ riêng biệt ở phía dưới với hai đường cong xanh và đỏ. Trong đó, đường cong màu xanh – nhanh thể hiện số dư của giá cả trong thời kỳ ngắn, còn đường màu đỏ – chậm thể hiện sức mạnh thị trường trong thời gian dài.

Hai đường cong này giúp các trader có thể tìm được hướng đi của giá tài sản.

  • Khi hai đường cong vẫn hướng theo hướng đi lên, điều đó có nghĩa là xu hướng giá tăng vẫn đang tiếp diễn. Khi đó, các trader có thể tiếp tục các lệnh mua. Ngược lại, nếu hai đường cong đều đi xuống, bạn nên lựa chọn một lệnh bán bởi xu hướng giảm đang tiếp tục được duy trì.
  • Khi đường cong xanh vượt qua đường cong đỏ từ dưới lên, đây là một tín hiệu mua. Ngược lại, nếu đường cong xanh cắt đường cong đỏ nhưng theo hướng từ trên xuống, đó được coi là một tín hiệu bán.

Đồng thời, trong quá trình đọc hiểu chỉ báo RVI, bạn cũng cần quan sát vị trí của hai đường xanh – đỏ so với nhau.

  • Nếu đường màu đỏ ở trên đường màu xanh thì có thể phán đoán rằng trên thị trường, người bán đang giành quyền kiểm soát. Điều đó có nghĩa là giá sẽ theo xu hướng giảm.
  • Ngược lại, nếu đường màu xanh vượt lên trên đường màu đỏ, giá có thể sẽ tăng vì khi đó, người mua đang giành quyền kiểm soát thị trường.
  • Khi hai đường giao nhau, thị trường có thể sẽ diễn ra đảo chiều.

Có thể nói, chỉ báo RVI tương đối dễ quan sát và sử dụng. Tuy nhiên, để có được các quyết định đầu tư chính xác, bạn nên kết hợp nó với các chỉ báo khác.

3. Relative Vigor Index tính như thế nào?

RVI được tính toán bằng chênh lệch giữa giá đóng / mở cửa với biên độ dao động của giá trong chu kỳ, theo công thức dưới đây:

RVI = ( CLOSE – OPEN ) / ( HIGH – LOW )

Các thông số trong đó:

  • OPEN là mức giá mở cửa;
  • HIGH là mức giá cao nhất;
  • LOW là mức giá thấp nhất;
  • CLOSE là mức giá đóng cửa.

Chuyển động vigor được lập nên bởi vị trí giá cuối thời kỳ. Khi tính RVI trong phạm vi giao dịch ngày, các biến động giá được chia thành phạm vi giá tối đa theo ngày. Bạn có thể sử dụng trung bình động giản đơn để tính toán cụ thể hơn với khoảng 10 thời kỳ là tối ưu. Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập thêm đường trung bình động gia quyền để bổ sung tín hiệu mua/ bán khi các đường cắt nhau.

Relative Vigor Index – RVI được thiết kế để xác định xu hướng hiện tại

Relative Vigor Index – RVI được thiết kế để xác định xu hướng hiện tại

RVI thể hiện xu hướng giá hiện tại. Chỉ báo càng cao, hướng giá tăng càng mạnh; chỉ báo càng giảm thì xu hướng giá giảm cũng thể hiện rõ hơn;

Quan sát mô hình trên đây ,bạn có thể nhận thấy tín hiệu bán khi đường chỉ báo cắt đường tín hiệu từ trên xuống và ngược lại sẽ là tín hiệu mua khi chỉ báo cắt đường tín hiệu từ dưới lên.

4. Cách thiết lập Chỉ báo Relative Vigor Index?

RVI được nằm trong bộ chỉ báo sẵn có tích hợp với Metatrader. Để sử dụng chỉ báo này, trước hết bạn cần cài đặt Metatrader trên máy tính hoặc thiết bị di động.

MetaTrader 4 (MT4) là phần mềm giao dịch hợp các phân tích kỹ thuật giúp bạn có thể tạo và sử dụng các chiến lược giao dịch tự động, có thể được sử dụng trên cả máy tính và các thiết bị di động cá nhân như smartphone, Ipad…

Với kho 31 công cụ và 30 chỉ báo, MetaTrader không chỉ hỗ trợ bạn giao dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng mà nó còn giúp bạn có những công cụ phân tích kỹ thuật phong phú để đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Bạn có thể tải và cài đặt MetaTrader 4 tại đây.

Sau khi cài đặt MetaTrader, bạn tiến hành thêm chỉ báo RVI vào biểu đồ giá bạn đang quan tâm bằng cách: Trên giao diện Metatrader, chọn Insert/ Indicators/ Oscillators / Relative Vigor Index. Chỉ số này sẽ hiển thị ở một ô riêng dưới biểu đồ giá.

Cách thêm chỉ báo RVI vào biểu đồ giá trên Metatrader

Cách thêm chỉ báo RVI vào biểu đồ giá trên Metatrader

5. Ứng dụng phân tích kỹ thuật Relative Vigor Index vào giao dịch

RVI không phải một chỉ số biểu hiện dao động giá cổ điển, do đó, trader không thể sử dụng riêng RVI để dự đoán xu hướng giá trên thị trường mà cần kết hợp nó với các tín hiệu khác tương tự như với RSI. Nhìn chung, bạn nên kết hợp cả hai chỉ số RSI và RVI theo quy luật dưới đây:

  • Nếu RSI và RVI cùng vào vùng quá bán và vượt lên trên 70% thì đây là một tín hiệu báo hiệu sự đảo chiều. Xu hướng giá tăng sẽ nhanh chóng kết thúc và xu hướng giảm sẽ chiếm lĩnh thị trường sau đó.
  • Ngược lại, nếu RSI và RVI cùng rơi vào vùng quá mua – tức là cùng tụt xuống dưới 30% thì trader cần sẵn sàng để đón một tín hiệu đảo chiều sang xu hướng giá tăng.

Một biện pháp phân tích kỹ thuật khác với RVI đó là tìm kiếm dấu hiệu hội tụ và phân kỳ của nó với mức giá. Cụ thể:

  • Trường hợp phân kỳ: Giá tăng hơn đỉnh trước đó trong khi chỉ số RVI lại giảm so với đỉnh trước đó– điều này báo hiệu mức giá đang chuẩn bị downtrend. Bạn có thể tìm tín hiệu mua ở điểm RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi lên.
  • Trường hợp hội tụ: Khi mức giá giảm so với giá đáy trước đó nhưng chỉ số RVI lại cao hơn đáy trước đó (hội tụ giảm giá), bạn có thể tìm tín hiệu bán ở điểm RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi xuống.
  • Các tín hiệu mua/bán này sẽ chính xác hơn nếu RVI đang ở vùng quá mua (dưới 30%) hoặc quá bán (trên 70%). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán xu hướng giá nếu RVI ở khu vực trung lập (tức từ 30%-70%), chỉ có điều tín hiệu khi đó không mạnh mẽ bằng khi ở khu vực quá mua hoặc quá bán mà thôi.
  • Khi thị trường sideway, bạn có thể căn cứ vào chỉ số RVI để thoát khỏi các vùng quá mua hoặc quá bán. Tuy nhiên, trader phải tự phát hiện ra các vị trí quá mua/ quá bán do chỉ báo không thể hiện chính xác các mức này.
Khi ứng dụng phân tích kỹ thuật Relative Vigor Index vào giao dịch cần kết hợp với các chỉ báo khác

Khi ứng dụng phân tích kỹ thuật Relative Vigor Index vào giao dịch cần kết hợp với các chỉ báo khác

  • Một ứng dụng khác của RVI đó là giúp bạn tìm phân kỳ ẩn. Với phương pháp này, RVI sẽ cho bạn thấy hiệu quả tuyệt vời của nó trong giao dịch Forex.

Trên biểu đồ giá, có thể thấy xu hướng giá đảo chiều có thể tạo ra các đỉnh/ đáy ở vị trí cao hoặc thấp hơn so với những đỉnh/ đáy trước đó. Các chỉ báo dao động cũng vậy. Bạn có thể quan sát các đỉnh và đáy của chỉ báo để nhận định xu hướng tăng giảm, điều này cũng tương đồng với đường chuyển động giá.

Tuy nhiên, đỉnh/ đáy của chỉ báo lại có điểm khác biệt so với đường biến động giá. Hiện tượng đường biến động giá biểu hiện cao/thấp hơn so với số liệu chỉ báo được gọi là phân kỳ. Vậy phân kỳ ẩn là gì?

Khi thị trường đang có xu hướng tăng/giảm, đỉnh và đáy của biểu đồ sẽ liên tục tăng/ giảm. Khi thị trường theo xu hướng tăng, các đỉnh/ đáy sẽ liên tục cao hơn các mức đỉnh/ đáy trước đó và ngược lại, khi các đỉnh/ đáy liên tục thấp hơn so với các mức đỉnh/ đáy trước đó, thị trường đang theo xu hướng giảm. Nhưng nếu giá tạo đáy tăng dần nhưng chỉ báo lại cho thấy đáy sau tụt sâu hơn đáy trước thì đây được coi là hiện tượng phân kỳ ẩn. Bạn có thể quan sát thông qua mô hình dưới đây.

RVI giúp bạn tìm nhanh phân kỳ ẩn và nhận ra tín hiệu giao dịch

RVI giúp bạn tìm nhanh phân kỳ ẩn và nhận ra tín hiệu giao dịch

Có thể nói, bạn có thể dựa vào RVI để tìm được phân kỳ ẩn. Nhưng phân kỳ ẩn biểu hiện điều gì?

Khi phân kỳ ẩn xuất hiện, đó có thể là dấu hiệu đảo chiều của thị trường nhưng cũng có thể là yếu tố khẳng định xu hướng giá hiện tại sẽ tiếp tục diễn biến mạnh. Vậy bạn phải giao dịch như thế nào khi phát hiện phân kỳ ẩn?

Bạn có thể tìm tín hiệu mua/bán thông qua điểm giao nhau giữa hai đường chỉ báo. Nếu điểm giao nằm ở phía bên phải và ở dưới đường giữa hướng lên thì bạn nên thực hiện lệnh mua và ngược lại, nếu điểm giao nằm ở phía bên phải và trên đường giữa hướng xuống thì bạn có thể thực hiện lệnh bán.

Lời kết

Qua bài viết này, Vnrebates đã giới thiệu đến bạn chỉ báo Relative Vigor Index là gì, cách tính toán chỉ báo này và cách phân tích kỹ thuật với Relative Vigor Index để có những giao dịch thành công. Tuy nhiên, như đã khẳng định trong bài viết, RVI không phải một công cụ phân tích kỹ thuật độc lập. Vậy nên bạn nên kết hợp nó với các chỉ báo khác để có những quyết định giao dịch hiệu quả nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc góp ý nào, vui lòng để lại bình luận dưới đây. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp cùng bạn.

Đừng quên theo dõi VnRebates để cập nhật tin tức ForexChứng khoánTiền điện tử mới nhất.

VnRebates – Hoàn tiền mọi giao dịch tài chính

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.