Test cung cầu là gì? Tại sao Test cung cầu lại quan trọng trong VSA?

26.07.2022, 06:00 19 phút đọc

Nếu tìm hiểu về phương pháp VSA, các bạn sẽ thường nghe đến thuật ngữ “test cung cầu”, hay còn gọi là Testing. Việc test cung cầu trong VSA là một trong những hành vi quan trọng nhất của phương pháp này cần được thực hiện để nắm bắt sức mạnh của thị trường. Từ đó, nhà đầu tư mới có thể đưa ra các quyết định giao dịch chính xác. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng VnRebates tìm hiểu test cung là gì và test cầu là gì trong VSA cũng như cách áp dụng chúng để tìm kiếm cơ hội vào lệnh.

Xem thêm: VSA là gì? Cách áp dụng phương pháp Volume Spread Analysis hiệu quả

#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading

Test cung cầu là gì?

Test cung cầu hay testing là việc kiểm tra lực cung và cầu của thị trường tại các vùng kháng cự/hỗ trợ. Khi giá phản ứng lại các vùng này, thường thì nó sẽ đảo chiều tạo thành xu hướng mới hoặc sóng mới. Việc test cung cầu trong VSA là để xác nhận rằng giá có thực sự đi theo xu hướng mới hay chưa.

Test cung cầu là bước cần thiết để xác nhận một xu hướng. Thông thường, một Testing thành công sẽ cho bạn biết rằng thị trường đã sẵn sàng để di chuyển có xu hướng ngay lập tức, trong khi đó một Testing thất bại với khối lượng cao sẽ cho bạn biết rằng đó chỉ là một sự di chuyển tạm thời, và thị trường sẽ phải Test lại vùng giá đó một lần nữa.

Các điểm hỗ trợ/kháng cự quan trọng để test cung cầu bao gồm: highs/lows yếu, high/low ngày hôm trước và high/low trong ngày (high/low là các mức đỉnh/đáy).

Test cung cầu là gì?

Test cung là yếu tố quan trọng khi có tín hiệu mua với khối lượng thấp (Nguồn: Internet)

Tại sao Test cung cầu lại là bước quan trọng trong việc phân tích VSA?

Test cung cầu trong VSA được sử dụng để đảm bảo rằng tất cả áp lực bán (nguồn cung) đã được hấp thụ trong giai đoạn tích lũy, và điều này được thực hiện với việc Kiểm tra nguồn cung – Test of Supply.

Các Big Player rất thường xuyên kiểm tra sức mạnh hiện tại của cả Bên mua và Bên bán. Thường là tại vùng giá trên hoặc dưới một điểm tham chiếu quan trọng nào đó. Các Big Player sẽ hành động theo một trong hai tình huống sau:

  1. Nếu họ KHÔNG tìm thấy bất kỳ nguồn cung nào nằm ở dưới hoặc bất kỳ lực cầu nào nằm ở trên các ngưỡng quan trọng thì họ sẽ khiến giá chuyển động theo hướng ngược lại của việc test này. Cụ thể, nếu cạn kiệt nguồn cung họ sẽ đẩy giá tăng lên, và nếu không có cầu thì thị trường sẽ giảm giá.
  2. Nếu họ nhận thấy vẫn còn lực CUNG/CẦU trên dưới ngưỡng đó thì họ thường sẽ theo dõi và sẽ cho testing lại vào một lần khác trước khi làm thay đổi diễn biến của thị trường.

Việc test cung cầu trong VSA thực tế là việc của “composite man” – tên gọi của các big player theo lý thuyết của phương pháp Wyckoff. Chỉ họ mới có đủ tiềm lực và sức mạnh để kiểm tra được thị trường.

Đọc thêm: Vùng cung cầu là gì? Cách áp dụng vùng cung cầu trong giao dịch

Làm thế nào để tìm vùng hỗ trợ và kháng cự?

  • Vùng hỗ trợ

Hỗ trợ là vùng giá ở đó xuất hiện lực mua tiềm năng, mà khi đủ CẦU thì nó có thể dừng một xu hướng giảm trước đó hoặc thậm chí làm đảo chiều và tăng giá trở lại.

Vùng hỗ trợ hình thành khi đủ cầu khiến giá đảo chiều tăng

Vùng hỗ trợ hình thành khi đủ cầu khiến giá đảo chiều tăng (Nguồn: Internet)

  • Vùng kháng cự

Kháng cự là vùng giá ở đó xuất hiện lực bán tiềm năng, mà khi đủ CUNG thì nó có thể dừng một xu hướng tăng trước đó hoặc thậm chí làm đảo chiều và giảm giá trở lại.

Vùng kháng cự hình thành khi nguồn cung chiếm ưu thế

Vùng kháng cự hình thành khi nguồn cung chiếm ưu thế (Nguồn: Internet)

Là nhà giao dịch cá nhân, các bạn có thể theo dõi và nắm bắt được việc testing này để đưa ra quyết định hợp lý. Hãy luôn chú ý đến testing tại các vùng sau:

  • Vùng mà tại đó Giá từ chối (Rejection);
  • Flipping zone (Hỗ trợ trước chuyển thành Kháng cự bây giờ, và ngược lại);
  • Các mức Fibonacci retracement;
Cách tìm vùng hỗ trợ và kháng cự

Giá từ chối tại vùng hỗ trợ (Nguồn: Internet)

Flipping zone: hỗ trợ trước đó trở thành kháng cự của hiện tại

Flipping zone: hỗ trợ trước đó trở thành kháng cự của hiện tại (Nguồn: Internet)

Kháng cự và hỗ trợ hình thành tại các mức Fibonacci

Kháng cự và hỗ trợ hình thành tại các mức Fibonacci (Nguồn: Internet)

Test cung cầu trong VSA bao gồm test cung (testing supply) và test cầu (testing demand). Hai loại testing này “đối xứng” với nhau, chúng gần như là phiên bản đảo ngược của nhau.

Xem chi tiết: 

#Thực_chiến_NGHỀ_Trading

Cách Testing cung (Test Supply)

Quy tắc: Cung quá nhiều thị trường sẽ giảm, nếu không còn Cung nữa thị trường sẽ phải đi lên.

Các loại Testing (Phụ thuộc vào loại Hỗ trợ/Kháng cự)

  1. Testing trong một Uptrend (Thị trường có xu hướng).
  2. Testing sau khi giá điều chỉnh tạm thời (Pullback).
  3. Testing trong khu vực có nguồn Cung lớn (khu vực Stopping Volume hoặc Selling Climax) -> dẫn đến Đảo chiều (Reversal) hoặc hấp thụ (Absorption).

Hai yếu tố dùng để Testing:

  • Testing bằng từng cây nến.
  • Testing bằng Sóng (Swing).

1. Test cung bằng nến

Việc test cung (testing supply) diễn ra trong một xu hướng tăng và có các đặc điểm sau:

  • Thị trường đang trong xu hướng tăng.
  • Xuất hiện cây nến đỏ với thân nến nhỏ đi kèm với khối lượng giảm.
  • Điều quan trọng ở đây là khối lượng, khối lượng cần thấp hơn khối lượng nến trước đó.
  • Giá có thể đóng cửa ở mức cao nhất, nhưng tốt hơn là đóng cửa ở giữa hoặc dưới mức cao nhất của nến.
  • Một Testing với khối lượng thấp thành công cho bạn biết rằng thị trường đã sẵn sàng tăng giá ngay sau đó.
Test cung với nến và khối lượng

Test cung với nến và khối lượng (Nguồn: Internet)

Từ các đặc điểm trên, chúng ta có một mẫu nến được gọi là nến no supply: là một nến đỏ trong một xu hướng tăng, có thân nhỏ và đi kèm khối lượng thấp.

Mẫu nến test cung - Nến no supply trong một xu hướng tăng

Nến no supply trong một xu hướng tăng (Nguồn: Internet)

Vào lệnh sau khi thấy nến “No Supply” trong một xu hướng tăng

  • Nến “No supply” thể hiện nguồn cung đang thiếu, do đó khi lực cầu xuất hiện sẽ áp đảo nguồn cung khiến giá tăng trong tương lai.
  • Lưu ý rằng nến “No Supply Candle” là tín hiệu xác nhận sự tiếp tục của xu hướng đang diễn ra chứ không phải là tín hiệu đảo chiều
  • Các yếu tố xung quanh (background) là cực kỳ quan trọng, bạn chỉ vào lệnh Buy khi mà thị trường đang trong xu hướng tăng với động lượng tăng (tức là lực mua tăng dần)
  • Khi động lượng tăng đều, các bạn có thể Buy theo thuận theo xu hướng bất cứ khi nào thấy nến “No Supply” xuất hiện, điểm vào lệnh có thể là ngay phía trên nến No Supply đó.
Vào lệnh sau khi thấy nến "No Supply" trong một xu hướng tăng

Vào lệnh mua với nến No Supply (Nguồn: Internet)

2. Testing bằng sóng (swing test)

Thay vì test cung cầu trong VSA bằng một thân nến giảm trong một sóng tăng, chúng ta có thể mở rộng ra và áp dụng nó trong cả một giai đoạn thị trường với điều kiện test là một sóng giảm, để xác nhận xem sau đó thị trường có bước sang một xu hướng tăng mạnh hay không.

Khi thị trường đang kiểm tra nguồn cung (testing supply) bằng cách giảm xuống vùng đáy trước đó, nơi mà có khối lượng giao dịch lớn, lực bán mạnh (previous selling), sau đó quay lại đóng cửa ở mức cao hơn và đi kèm khối lượng thấp hơn thì đây là một tín hiệu rõ ràng cho thấy nguồn cung đang dần cạn kiệt và giá sẽ tăng trở lại. Đó được gọi là một Testing thành công.

Khối lượng thấp hơn cho thấy rằng số lượng giao dịch diễn ra khi giá giảm đã ít đi, tức nguồn cung yếu đi so với cùng vị trí mà trước đó đã có khối lượng bán rất lớn. Lúc này, quan trọng là xem thị trường sẽ phản ứng như thế nào khi thấy dấu hiệu tăng lại từ việc test thành công đó.

Test cung bằng sóng (swing test) trong một giai đoạn thị trường

Test cung bằng sóng trong một giai đoạn thị trường (Nguồn: Internet)

Đặc điểm của một SWING TEST

  • Xuất hiện những cây nến đỏ tạo thành sóng giảm, thân nhỏ hẹp và đi kèm khối lượng giảm dần.
  • Mấu chốt ở đây cũng là khối lượng, khối lượng từng nến nên thấp hơn 2 cây nến trước đó.
  • Mức giá Đóng cửa của mỗi cây nến có thể ở mức thấp, nhưng tốt hơn là ở giữa hoặc gần mức cao nhất của cây nến.
  • Testing xuất hiện sau một tín hiệu sức mạnh (như Selling Climax hoặc Stopping Volume).
Swing test với khối lượng giảm sau tín hiệu selling climax

Swing test với khối lượng giảm sau tín hiệu selling climax (Nguồn: Internet)

Cách vào lệnh sau swing test:

Các bạn nên vào lệnh khi thấy có tín hiệu mạnh ở xung quanh (background), ví dụ như xuất hiện Stopping Volume hoặc là Selling Climax phía trước.

  • Đặt lệnh Buy Stop ở trên thanh nến Test cuối cùng.
  • Đặt Stoploss ở dưới đáy gần nhất, nơi mà trước đó có khối lượng giao dịch lớn.

Việc đặt lệnh buy stop chứ không nên vào lệnh ngay là vì việc Testing có thể thất bại và có thể diễn ra nhiều lần trước khi thị trường có thể thực sự tăng điểm. Vì vậy, đừng nôn nóng, việc testing sẽ giúp các bạn bắt đúng xu hướng hồi phục của thị trường. Nếu Testing thất bại, giá ko tăng, và lệnh buy stop sẽ ko khớp nên chúng ta không cần lo lắng về rủi ro.

Đọc thêm: Ứng dụng giao dịch vùng Cung – Cầu chuyên sâu

Cách test cầu (Testing Demand)

Như đã nói, việc test cung cầu trong VSA là “đối xứng” nhau, nên sau khi đã hiểu testing supply thì không khó để các bạn tự nhận biết được testing demand theo chiều hướng ngược lại. VnRebates sẽ điểm lại một vài ý chính để các bạn  tiện theo dõi và tự hoàn thiện nhé.

Quy tắc: Cầu quá lớn – thị trường sẽ tăng, nếu không còn nhu cầu nữa thị trường sẽ phải giảm giá.

Các loại Testing (Phụ thuộc vào Hỗ trợ/Kháng cự)

  1. Testing trong một Downtrend (Thị trường có xu hướng).
  2. Testing sau khi giá điều chỉnh tạm thời (Pullback).
  3. Testing trong khu vực có Cầu lớn -> dẫn đến Đảo chiều (Reversal) hoặc hấp thụ (Absorption).

Hai yếu tố dùng để Testing:

  • Testing bằng từng cây nến.
  • Testing bằng Sóng (Swing).

1. Testing cầu bằng nến

Nếu như test cung có nến No supply, thì trong test cầu sẽ có nến No demand. Nó có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện trong một xu hướng giảm.
  • Là cây nến xanh có thân nhỏ, đi kèm khối lượng giao dịch thấp.
  • Giá có thể đóng ở mức cao nhất, nhưng tốt hơn là đóng ở mức giữa hoặc dưới mức cao nhất của thân nến.
  • Khi testing thành công là lúc thị trường sẵn sàng cho việc tiếp tục xu hướng giảm.
No demand trong test cầu và cách vào lệnh với No demand

No demand trong test cầu và cách vào lệnh với No demand (Nguồn: Internet)

Cách vào lệnh với No demand cũng ngược lại với No supply: các bạn có thể vào lệnh bán ở ngay dưới thân nến No demand bất kỳ.

2. Test cầu bằng sóng

Việc test cầu bằng sóng tương tự như test cung, có các đặc điểm sau:

  • Xuất hiện những cây nến xanh tạo thành sóng tăng, thân nến hẹp và đi kèm khối lượng giảm dần.
  • Mấu chốt ở đây cũng là khối lượng, khối lượng từng nến nên thấp hơn 2 cây nến trước đó.
  • Mức giá đóng cửa của mỗi cây nến có thể ở mức cao, nhưng tốt hơn là ở giữa hoặc gần mức thấp nhất của cây nến.
  • Test sẽ tin cậy hơn nếu xuất hiện sau một tín hiệu sức mạnh (như Selling Climax hoặc Stopping Volume).
Việc test cầu bằng sóng tương tự như test cung

Testing sau tín hiệu stopping volume (Nguồn: Internet)

Test cầu với các sóng tăng trong xu hướng giảm

Test cầu với các sóng tăng trong xu hướng giảm (Nguồn: Internet)

Việc đặt lệnh sau swing test diễn ra ngược lại với test cung, các bạn nên đặt lệnh sell stop ở dưới thân nến tăng cuối cùng trong đợt swing test nhé.

Kết quả của Testing cung cầu

Nếu vẫn còn quá nhiều nguồn Cung (Selling), việc test cung có thể thất bại và ngược lại với test cầu khi lực cầu còn quá lớn.

Chúng ta sẽ lại xét trong trường hợp Test cung (điều ngược lại vẫn xảy ra với Test cầu nên VnRebates sẽ chỉ trình bày một trường hợp trong bài viết này).

  • Testing đi kèm với khối lượng thấp: điều đó có nghĩa là không có nguồn cung – No supply (biểu đồ bên phải). Đây là trường hợp test thành công và giá sẽ tăng trở lại.
  • Testing đi kèm khối lượng cao và giá thất bại trong việc hồi lại thì có nghĩa là vẫn còn nguồn cung hiện hữu (biểu đồ bên trái).
Kết quả của Testing cung cầu

Testing với khối lượng cao có tỉ lệ thành công thấp hơn khi khối lượng thấp (Nguồn: Internet)

1. Testing thành công với khối lượng thấp (Low volume test)

Khối lượng thấp hơn cho thấy rằng số lượng giao dịch diễn ra khi giá giảm đã ít đi, tức nguồn cung yếu đi so với trước đó. Lúc này việc test diễn ra thành công. Sau đó, quan trọng là phải chờ xem thị trường sẽ phản ứng như thế nào khi thấy dấu hiệu tăng lại từ việc test thành công đó.

Với việc testing thành công thì các Big Players giờ đây tự tin rằng tất cả lực cung thị trường đã được hấp thụ hết, do đó họ có thể đẩy thị trường lên lên cao tới một mức giá kỳ vọng để chốt lời và “phân phối – distribution” lại.

Những hành động giá nào theo sau một Testing thành công?

Nếu như các bạn đang ở trong một thị trường giảm giá và bắt gặp một tín hiệu test cung thành công. Tuy nhiên, sau đó thị trường không phản ứng bằng cách đẩy giá tăng lên ngay lập tức thì rất có thể giá sẽ giảm tiếp sau đó, bất chấp việc test cung cầu đã thành công.

Bất kỳ việc test cung nào mà sau đó giá không tăng lên ngay lập tức thì có thể được xem là dấu hiệu của sự suy yếu của thị trường. Bởi nếu đúng đây là tín hiệu báo sức mạnh thì Big Players sẽ tham gia vào thị trường ngay và bắt đầu mua với khối lượng lớn, tạo ra một trend tăng sau đó.

Các Big Players có cái nhìn về thị trường tốt hơn những nhà đầu tư cá nhân nên họ sẽ không bao giờ chống lại thị trường. Nếu như họ nhìn nhận rằng thị trường vẫn còn yếu như thế này thì họ vẫn sẽ chưa tham gia vào. Vậy nên, các bạn có thể nắm bắt điều đó để đi theo dấu chân của họ, tránh những rủi ro không đáng có.

 

Nếu sau khi testing giá không đảo chiều ngay cho thấy Big Players vẫn chưa vào cuộc

Nếu sau khi testing giá không đảo chiều ngay cho thấy Big Players vẫn chưa vào cuộc (Nguồn: Internet)

Giá vẫn tăng dù có những dấu hiệu test cầu thành công

Giá vẫn tăng dù có những dấu hiệu test cầu thành công (Nguồn: Internet)

2. Testing thất bại với khối lượng lớn (High volume test)

Điều gì xảy ra khi việc test cung bị thất bại? Đó là khi thay vì khối lượng giao dịch giảm thì khối lượng lớn lại được đưa vào thị trường. Điều này thể hiện rằng phe bán quay trở lại với số lượng lớn và sẽ đẩy giá xuống thấp hơn nữa.

Tuy nhiên, việc testing với khối lượng lớn đôi khi chỉ cho thấy các động thái tạm thời của thị trường, giá sẽ được testing lại sau đó ở cùng khu vực giá cũ. Hành động này đôi khi dẫn đến hình thành mô hình hai đỉnh “M” hoặc hai đáy “W”.

Test cung cầu trong VSA với khối lượng lớn

Test cung cầu trong VSA với khối lượng lớn (Nguồn: Internet)

Hãy nhớ rằng việc test cung cầu trong VSA với khối lượng lớn sẽ có khả năng thất bại cao hơn trường hợp khối lượng thấp. Các bạn chỉ nên giao dịch khi test cung cầu thành công với khối lượng giao dịch nhỏ để hạn chế tối đa rủi ro.

Đọc thêm: Top sàn giao dịch Forex uy tín nhất thế giới

Tổng kết

Qua bài viết vừa rồi, hy vọng các bạn đã hiểu được giá trị của việc test cung cầu trong VSA. Mong rằng các bạn đã biết cách theo chân các ông lớn dựa vào các tín hiệu test cung cầu như VnRebates đã trình bày. Từ đó có được cho mình các điểm vào lệnh tốt nhất, tối đa lợi nhuận và hạn chế rủi ro.

Hãy đồng hành cùng VnRebates để cập nhật kiến thức mỗi ngày và hoàn thiện chiến lược giao dịch của mình nhé.

 VnRebates – Nơi Trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.