VNREBATES

Chứng khoán chùn bước trước mối quan ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona thứ hai

13.05.2020, 08:29 5 phút đọc

Cổ phiếu châu Á đã giảm trong ngày thứ ba mới đây do quan ngại về đợt lây nhiễm virus corona thứ hai sau khi thành phố Vũ Hán của Trung Quốc (nơi đại dịch bắt đầu) báo cáo các trường hợp mới đầu tiên kể từ khi lệnh phong tỏa được gỡ bỏ.

Chứng khoán chùn bước trước mối quan ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona thứ hai

Chứng khoán chùn bước trước mối quan ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona thứ hai

Diễn biến thị trường chứng khoán thứ ba mới đây

Các thị trường châu Âu đã được thiết lập để mở cửa với giá thấp hơn điển hình là hợp đồng tương lai trên EUROSTOXX 50 (STXEc1) giảm 0,52% và trên FTSE (FFIc1) giảm 0,22%. Hợp đồng tương lai E-Mini (ESc1) cho S&P 500 cũng sụt giảm 0,68%.

Thành phố Vũ Hán – tâm dịch của Trung Quốc đã báo cáo 5 trường hợp nhiễm virus corona mới vào thứ Hai này. Điều này đặt ra nghi vấn về những nỗ lực giải tỏa các lệnh hạn chế liên quan đến virus corona trên toàn quốc khi các doanh nghiệp khởi động lại và các cá nhân đã đi làm trở lại.

“Các thị trường đang bị giằng xé giữa việc có nên lạc quan mở cửa lại  các nền kinh tế hay cần thận trọng trong bối cảnh các dữ liệu kinh tế vẫn còn ảm đạm”, OCBC Investment Research cho biết trong báo cáo thị trường vào thứ ba này.

“Bất kỳ sự phục hồi nào trong thị trường chứng khoán dường như cũng đều rất mong manh, vì thị trường vẫn đang cho thấy các vết nứt trong hệ thống tài chính và các nơi khác trong nền kinh tế khi số người nhiễm virus vẫn đang gia tăng.”

Chỉ số MSCI rộng nhất của cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản (MIAPJ0000PUS) đã tụt dốc hơn 1% sau hai phiên tăng liên tiếp.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông (HSI) là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi giảm 1,78%, theo sau là thị trường Úc (AXJO), giảm 1,24%. KOSPI (KS11) của Hàn Quốc cũng sụt giảm 0,85%.

Chỉ số CSI300 blue-chip của Trung Quốc (CSI300) đã giảm 0,5% sau khi giá xuất xưởng của nước này tháng tư đã giảm ở mức mạnh nhất trong bốn năm trở lại đây. Điều này tiêu cực hơn so với kỳ vọng của các nhà phân tích.

Diễn biến dịch bệnh Corona phức tạp dẫn đến sự quan ngại của các nhà đầu tư

Trong thời điểm các quốc gia trên thế giới dần dần giảm bớt các hạn chế để nỗ lực khởi động lại nền kinh tế của họ, các nhà đầu tư lại đang quan ngại về làn sóng nhiễm virus thứ hai.

Viện Robert Koch của Đức báo cáo rằng “tỷ lệ sinh sản” – số người nhiễm coronavirus tiếp tục lây nhiễm – đã tăng lên 1:1. Bất kỳ tỷ lệ nào lớn hơn 1 đều có nghĩa là virus đang lây lan theo cấp số nhân.

Một tin tức đáng lo ngại hơn cho thấy phát hiện một ổ dịch mới trong các câu lạc bộ đêm ở Hàn Quốc và số lượng ca bệnh mới/ngày tăng đột biến ở Nga.

“Một lần nữa, việc mở lại nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ lặp lại tình hình diễn biến ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp ở đó đã khởi động lại hoạt động nhưng không chú trọng đến năng suất “, Bob Baur, Chuyên gia kinh tế toàn cầu tại Nhà đầu tư toàn cầu chính cho biết.

Trong khi các doanh nghiệp hầu hết đã khởi động lại thì các hộ gia đình Trung Quốc vẫn thận trọng. Các nhà hàng đã mở cửa trở lại nhưng rất vắng vẻ thực khách. Doanh số bán xe đã thoát đáy nhưng cũng ở dưới mức bình thường. Các hộ gia đình ở Mỹ và Châu Âu chắc chắn sẽ lặp lại thái độ cảnh giác này ngay cả khi hoạt động diễn ra.

Các nền kinh tế đang dõi theo các chính sách tiền tệ của FED

Các nhà quản lý quỹ dự kiến thị trường chứng khoán sẽ duy trì tình trạng này đến hết tháng 6. Thị trường có thể sẽ không phải retest lại các mức đáy trong tháng 3 nhờ các chính sách kích thích tiền tệ lớn do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương lớn khác cung cấp.

Cuối ngày thứ Hai, Fed cho biết họ sẽ bắt đầu mua cổ phiếu của các quỹ giao dịch đầu tư vào trái phiếu, một trong một số công cụ để cải thiện chức năng thị trường sau đại dịch virus corona.

Các thị trường cũng đang cảnh giác với mối căng thẳng quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và Úc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Hai này rằng ông phản đối đàm phán lại thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi truyền thông Úc đưa tin rằng Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu từ bốn lò mổ nước này trong căng thẳng leo thang.

Đồng đô la Úc và New Zealand đã giảm vào thứ ba này khi tâm lý rủi ro bị đánh gục và một phần do những hạn chế mới của Trung Quốc đối với thịt bò Úc xuất khẩu.

Về mặt chính sách, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm ý kiến từ các quan chức Fed. James Bullard và Patrick Harker dự kiến sẽ đưa ra quan điểm vào lúc 13:00 GMT và 14:00 GMT, trước khi diễn ra bài phát biểu rất được mong đợi từ chủ tịch Jerome Powell vào thứ Tư.

Đồng euro (EUR =) lần đầu tiên giảm xuống dưới 1,08 USD trong gần một tuần trở lại đây và đồng yên Nhật đã mất khoảng 1% giá qua đêm và dừng ở mức 107,39 / USD, mức thấp nhất trong khoảng giá từ giữa tháng Tư trở lại đây.

Tại các thị trường hàng hóa, giá dầu đã tăng trở lại theo cam kết bất ngờ từ Ả Rập Saudi về việc tiết giảm sâu sản lượng trong tháng Sáu.

Dầu thô Brent (LCOc1) tương lai đã tăng lên mức cao 30,11 USD / thùng ứng với tăng 0,2%, tương đương 6 cent so với mức 29,69 USD lúc 04:47 GMT, đảo chiều một số khoản lỗ của phiên trước đó. Giá dầu Benchmarks giảm 1,34 USD vào thứ Hai.

Hợp đồng tương lai dầu thô WTI (CLc1) của Mỹ đã tăng 0,91%, tương đương 23 cent và dừng ở mức 24,37 USD sau khi chạm mức cao 24,77 USD.

Giá vàng giao ngay (XAU ) hầu như không thay đổi và duy trì ở mức 1.696,6 USD / ounce.

Theo [Investing]

Tổng hợp bởi VnRebates

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.