VNREBATES

Tự do tài chính là gì? 10+ thói quen giúp bạn đạt được tự do tài chính

15.12.2022, 17:42 12 phút đọc

Tự do tài chính là điều mà ai cũng mong muốn đạt được, vì khi này bạn đã hoàn toàn làm chủ được nguồn thu chi cá nhân. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều này? Hãy cùng VnRebates tham khảo hơn 10 thói quen hữu ích giúp bạn tự do tài chính.

Đọc thêm:

Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là khi bạn có thể tự đưa ra các quyết định trong cuộc sống như: mua sắm, đầu tư, kinh doanh,… mà không cần thông qua bất kỳ một ai hay chịu sự kiểm soát từ bất cứ điều gì. 

Nói cách khác, bạn không vướng nợ ngân hàng hay bất kỳ khoản vay nào khác, bạn có tiền trong ngân hàng và bạn đầu tư cho tương lai thì được gọi là tự do tài chính. Hơn thế nữa, dòng tiền của bạn sẽ luôn trong trạng thái ổn định để có thể đối mặt với bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống.

Thế nào là tự do tài chính?

Thế nào là tự do tài chính? (Nguồn: Internet)

7 cấp độ tự do tài chính theo triệu phú Grant Sabatier

Để bắt đầu tìm hiểu về các thói quen tự do tài chính, trước hết bạn cần tìm hiểu và các cấp độ về trạng thái này. Theo nhà triệu phú Grant Sabatier, có 07 cấp độ tự do tài chính chủ yếu:

  • Cấp 1: Rõ ràng

Sabatier đã từng nói: “Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu”. Do đó, ở cấp độ này bạn phải hiểu và tự thống kê với chính mình về các tài sản mà bạn hiện có. Đồng thời, hãy tự nhận định về tình hình tài chính hiện tại của bản thân. Trong đó, bạn cần xem mình có những khoản vay, nợ nào, khoản tiền dư và mục tiêu trong tương lai bạn hướng đến là gì.

  • Cấp 2: Tự túc

Để có thể tự do tài chính hoàn toàn, bạn cần làm chủ trong mọi khoản chi tiêu mà không cần đến sự hỗ trợ từ người khác, nhất là gia đình. Số tiền bạn tiêu xài có thể là mức lương bạn kiếm được, số tiền bạn tiết kiệm hoặc những khoản vay khác. 

  • Cấp 3: Thoải mái

Ở cấp độ 3 nghĩa là ngoài khoản các khoản chi tiêu cần thiết thì bạn đã có thể thiết lập quỹ đầu tư hoặc khoản tiết kiệm dành cho việc hưu trí. Sabatier cho rằng một người kiếm được nhiều tiền có thể chưa tự do tài chính, vì đó chưa chắc là số tiền mà họ thực sự tiết kiệm được, đó có thể là khoản nợ họ đang vay trước để tiêu xài. 

  • Cấp 4: Ổn định

Ở mức độ này, bạn phải đảm bảo được đã trả hết nợ với lãi suất cao. Bên cạnh đó, bạn cần phải cất giữ một khoản tiết kiệm đủ để sinh sống trong vòng 6 tháng vào quỹ khẩn cấp, tránh trường hợp bất đắc dĩ mà bạn không đủ tiền xoay sở như mất việc làm hay phải chuyển đến thành phố khác sống. 

  • Cấp 5: Linh hoạt

Để đạt được mức độ 5, bạn đã phải sở hữu một số tiền tiết kiệm được trong vòng 2 năm. Khoản tiền này không chỉ riêng tiền mặt, mà chúng còn bao gồm các khoản tiền đầu tư và tiết kiệm mà bạn có, miễn là bạn có thể sử dụng chúng thoải mái mỗi khi cần. Khi đã ở mức độ này, bạn có thể tùy ý chọn công việc mình muốn làm hơn là làm công việc mình không thích chỉ để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

  • Cấp 6: Tự chủ tài chính

Những người đã độc lập về tài chính có thể sống phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập từ các khoản đầu tư sinh lãi hoặc dòng tiền đến từ tài sản cho thuê. Để làm được điều đó, bạn sẽ phải trích một khoản lớn trong thu nhập của mình để đầu tư và cần phải tiết kiệm nhiều hơn, sống lối sống tối giản. Theo Sabatier, theo đuổi lối sống này đòi hỏi phải thay đổi suy nghĩ và thoát khỏi các mô hình tài chính cá nhân truyền thống. 

  • Cấp 7: Dồi dào của cải

Đối với những người ở cấp độ 6, họ cần phải thay đổi suy nghĩ về các hạng mục đầu tư nhằm đảm bảo ổn định kế hoạch tài chính, thì những người ở cấp độ này không cần để tâm đến nó. Sabatier nhận xét rằng những người thuộc cấp 7 đã có nguồn tài sản dồi dào, họ có thể tự quyết định cho sự tồn tại của mình mà không phải dựa vào đồng tiền.

Các cấp độ tự do tài chính chủ yếu

Các cấp độ tự do tài chính chủ yếu (Nguồn: Internet)

Tham khảo:

10+ thói quen giúp bạn đạt được tự do tài chính ở tuổi 45

Nếu bạn muốn đạt được trạng thái tự do tài chính ở độ tuổi 45, vậy trước hết bạn cần rèn luyện 10 thói quen hữu ích này hoặc nhiều hơn để hoàn thành mục tiêu mà bản thân mong muốn:

Hiểu bạn đang ở đâu

Đầu tiên, bạn cần tập cho mình thói quen định vị bản thân, để từ đó biết được chính mình đang hiện diện ở đâu trong bản đồ kinh tế. Việc này rất đơn giản, chúng bắt nguồn từ việc bạn nắm rõ các khoản chi tiêu, và tiết kiệm để hoạch định rõ con đường tài chính mà bạn đang và sẽ đi đến.

Hiểu bạn đang ở đâu là một trong những cách giúp bạn đạt được tự do tài chính

Hiểu bạn đang ở đâu là một trong những cách giúp bạn đạt được tự do tài chính (Nguồn: Internet)

Hãy thông minh trong lựa chọn nghề nghiệp của bạn

Nghề nghiệp sẽ quyết định nguồn thu nhập của chính bạn. Bạn sẽ chọn đánh đổi đồng lương ít ỏi để được làm công việc mình đam mê, hay chọn một công việc không thích nhưng lại có nguồn thu nhập cao? Điều này sẽ thể hiện trong trí thông minh khi lựa chọn công việc của mỗi người.

Sự lựa chọn nghề nghiệp có thể ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tài chính dài hạn của bạn, vì vậy hãy thực hiện nó một cách nghiêm túc. Khi lựa chọn gắn bó với một công việc nào đó, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:

  • Bạn muốn là ai trong 10 năm nữa?
  • Công việc này có tăng thu nhập khi giá trị của bạn cũng tăng lên không? 
  • Bạn có cơ hội để phát triển và thăng tiến hay không?
  • Bạn có thích công việc đó không?

Nhìn vào tiền bạc một cách tích cực

Bạn không nên tính toán quá chi li và xem tiền bạc như một điều gì đó to lớn để tự áp lực bản thân phải kiếm thật nhiều tiền. Thay vào đó, bạn cần rèn luyện cái nhìn tích cực hơn về đồng tiền. Theo Sabatier đã nói: “Chúng ta sử dụng nó hàng ngày để cải thiện cuộc sống của mình, nhưng dường như chúng ta luôn tập trung vào mặt tiêu cực của nó.”

Do vậy, bạn cần rèn luyện thái độ xem tiền như một vật dụng thiết yếu trong cuộc sống như nước và thức ăn. Nó sẽ giúp bạn mua được những gì bạn cần và đem lại năng lượng ổn định, tạo động lực cho bạn đạt được ước khi trong quá trình kiếm tiền.

Viết ra các mục tiêu của bạn

Việc thiết lập các mục tiêu là điều hoàn toàn cần thiết. Bởi vì khi bạn đề ra mục tiêu nhưng không ghi lại vào sổ tay hoặc giấy ghi chú, bạn sẽ nhanh chóng quên và không kiểm soát được tiến độ phát triển của bản thân.

Do vậy, bạn cần ghi các mục tiêu của mình ra giấy, chẳng hạn như: Thanh toán nợ trong vòng 1 tháng, tiết kiệm 1.000.000 đồng,… cùng một số các mục tiêu khác. Ứng với mỗi mục tiêu sẽ là một bước tiến bộ của bạn. Điều nãy sẽ giúp cho bạn thuận tiện hơn trong việc đạt được tự do tài chính.

Viết mục tiêu ra giấy vừa để kiểm soát tiến độ hoàn thành mục tiêu vừa giúp bản thân thêm tính kỷ luật

Viết mục tiêu ra giấy vừa để kiểm soát tiến độ hoàn thành mục tiêu vừa giúp bản thân thêm tính kỷ luật (Nguồn: Internet)

Theo dõi chi tiêu của bạn

Khi ngày đạt được mục đích tự do tài chính càng đến gần, bạn càng phải có trách nhiệm với các khoản chi tiêu của mình. Để làm được điều này, bạn cần có kế hoạch theo dõi chi tiêu cá nhân.

Trước hết, bạn cần thiết lập ngân sách, ghi chi tiết các khoản thu và chi theo ngày, tuần, tháng,… Khi bạn liệt kê rõ ràng như vậy, bạn sẽ dễ dàng nắm được những khoản chi nào cần thiết và đồng thời sẽ cắt giảm đi những khoản chi không cần thiết. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được thêm một khoản tiền kha khá.

“Pay yourself first”

Trả tiền cho chính mình tuy nghe khá kỳ lạ, nhưng đây chính là điều giúp bạn rèn luyện và duy trì trạng thái sẵn sàng cho những tình huống khó khăn và bất ngờ. Điều này được thể hiện ở việc bạn dần cải thiện tư duy, biết dành dụm và thiết lập một quỹ phòng thân. Vào mỗi tuần hoặc mỗi tháng, bạn sẽ trích một số tiền để nạp vào quỹ này. Như vậy, khi gặp các tình huống bất đắc dĩ xảy ra, bạn có thể xoay sở được và không để bản thân rơi vào trạng thái túng thiếu.

Chi tiêu ít hơn

Chi tiêu ít hơn tức là bạn đang tập cho mình thói quen tiết kiệm. Điều này được để hiện ở việc thay đổi tư duy mua sắm. Trong đó, bạn sẽ sẵn sàng mua các món đồ thực sự cần thiết mà không phải phung phí cho những món hàng mình thích. Chi tiêu ít hơn sẽ giúp bạn kiểm soát được nguồn tiền cá nhân, học cách sống tiết kiệm và biết “cân đo đong đếm” mỗi khi ra quyết định mua hàng.

Mua trải nghiệm chứ không phải đồ vật

Tài sản và vật chất chỉ là một phần quyết định của sự giàu có, nhưng thay vào đó, trải nghiệm sẽ quyết định cuộc đời bạn. Khi bạn tự do tài chính, bạn có thể dùng tiền để làm những điều mình thích, chẳng hạn như: đi du lịch, tập kinh doanh ở các lĩnh vực khác, học thêm nhiều kỹ năng,… Những trải nghiệm đó sẽ khiến cho cuộc sống của bạn thêm thú vị hơn là những món đồ vô tri vô giác mà bạn mua nhưng chẳng mấy khi đụng đến chúng.

Trả hết nợ

Tự do tài chính là khi bạn hoàn toàn không vướng phải bất kỳ khoản nợ nào. Do đó, để đạt được mức độ này, bạn cần kiếm tiền, tiết kiệm để trả hết các phần nợ mà trước đây đã có. Khi trả hết nợ, không những tâm trí bạn trở nên thoải mái hơn, mà hơn nữa bạn sẽ bắt đầu một hành trình tài chính mới kế hoạch và hiệu quả hơn.

Tạo thêm nguồn thu nhập

Tìm cách tăng thêm nguồn thu nhập cá nhân là một trong những phương pháp hữu hiệu. Chúng giúp con đường tự do tài chính ngày càng đến gần hơn với bạn. Nếu bạn còn trống thời gian rảnh trong ngày, hãy nghĩ đến các công việc làm tại nhà hoặc làm part-time cũng là một ý tưởng hay.  

Công việc làm thêm hoặc đầu tư cũng giúp bạn sớm đạt được tự do tài chính

Công việc làm thêm hoặc đầu tư cũng giúp bạn sớm đạt được tự do tài chính (Nguồn: Internet)

Đầu tư vào tương lai của bạn

Khoảng cách đến con đường tự do tài chính sẽ ngày càng rút ngắn hơn khi bạn luôn biết trau dồi kiến thức và đầu tư cho tương lai. Cụ thể hơn, bạn có thể học thêm một ngôn ngữ khác để kiếm thêm nghề tay trái như phiên dịch viên. Ngoài ra, bạn có thể tìm tòi, học hỏi, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm về kinh doanh, buôn bán. Bên cạnh đó, bạn có thể đầu tư bảo hiểm để tạo khoản thu nhập thụ động cho bản thân mình khi về hưu.

Đầu tư cho tương lai là một điều vô cùng cần thiết

Đầu tư cho tương lai là một điều vô cùng cần thiết (Nguồn: Internet)

Có thể bạn quan tâm: 8 cách làm giàu nhanh cần ít vốn nhất ngay tại nhà từ con số 0

KẾT LUẬN

Tự do tài chính vốn là điều mà rất nhiều người mong muốn đạt được. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tự do tài chính và có thể rèn luyện cho chính mình những thói quen tốt để sớm đạt được trạng thái này trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

VnRebates – Nơi trading là NGHỀ

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.