VNREBATES

VN30 là gì – Thị trường chứng khoán Việt Nam và cách đầu tư vào chỉ số VN30

25.08.2020, 08:44 24 phút đọc

Nhà đầu tư tham gia đầu tư dài hạn chỉ số VN30 là nắm giữ được các cổ phiếu có vốn hóa, thanh khoản tốt nhất trên thị trường chứng khoán. Việc đầu tư này không mất công sức, không cần theo dõi, không đòi hỏi kiến thức. Chỉ cần nhà đầu tư đặt tiền vào đó, tới kỳ hạn, lại gia hạn hoặc rút vốn ra và nhận về một khoản lãi từ chỉ số VN30 tăng

Chỉ số VN30 thường tăng cao hơn VN-Index. Chẳng hạn, 6 tháng đầu năm nay, trong khi VN-Index tăng khoảng 16,8% thì VN30 tăng gần 22%. Nếu người tham gia đầu tư dài hạn vào chỉ số VN30 (từ 6 tháng trở lên) sẽ dễ có cơ hội kiếm lời hơn so với đầu tư cổ phiếu mà phó mặc theo diễn biến chung thị trường, không biết vào ra hợp lý. Ngoài ra, mức tăng này cũng cao đáng kể so với lãi suất tiền gửi ngân hàng (khoảng 6%/năm). Tuy nhiên, vì đầu tư nào cũng có rủi ro nên để chắc chắn hơn, nhà đầu tư có thể phân bổ đầu tư theo cách: dành 10% trong tổng tiền nhàn rỗi để đầu tư phái sinh chỉ số, còn lại gửi tiết kiệm ngân hàng. Cách thức này giúp nhà đầu tư vừa đảm bảo nguồn lãi từ gửi tiết kiệm, vừa có thêm cơ hội từ đầu tư chứng khoán.

Trên thực tế, nhà đầu tư tham gia đầu tư dài hạn chỉ số VN30 là nắm giữ được các cổ phiếu có vốn hóa, thanh khoản tốt nhất trên thị trường chứng khoán. Việc đầu tư này không mất công sức, không cần theo dõi, không đòi hỏi kiến thức. Chỉ cần nhà đầu tư đặt tiền vào đó, tới kỳ hạn, lại gia hạn hoặc rút vốn ra và nhận về một khoản lãi từ chỉ số VN30 tăng.

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho bạn cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam và các chỉ số tương ứng

1. Thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các loại chứng khoán Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động của tư bản chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.

TTCK không giống với các thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hóa của thị trường chứng khoán là loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư nào đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Chỉ số VN Index

VnIndex là một loại chỉ số chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán nói chung đều có “nhiệm vụ” chung là thể hiện bình quân giá chứng khoán hiện tại so với giá chứng khoán bình quân thời kỳ gốc lựa chọn để biết được sự biến động giữa hai thời điểm đó. Và chỉ số VnIndex cũng vậy. Nó là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (hay có thể gọi tắt là HOSE). Thời điểm so sánh ở đây là giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường và thời điểm cơ sở ngày thị trường đi vào hoạt động 28/07/2000.

Chỉ số VNINDEX

Bởi thế, chỉ số VnIndex chính là thông số giúp bạn biết được giá trị toàn sàn HOSE thay đổi như thế nào so với ngày đầu tiên. Thông qua đó, nó cũng thể hiện quy mô, giá trị của sàn HOSE biến động như thế nào và sự thay đổi của các cổ phiếu trên sàn chứng khoán này ra sao.

Chỉ số VN30

VN30-Index hay VN30 là chỉ số vốn hóa lớn của sê-ri HOSE-Index, được ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 2012. Nó bao gồm 30 công ty niêm yết lớn nhất đáp ứng các yêu cầu đủ điều kiện đã nêu và 30 công ty này chiếm tỷ lệ xấp xỉ 80 phần trăm vốn hóa thị trường và 60 phần trăm khối lượng giao dịch. 30 cổ phiếu này phải tuân thủ các quy tắc đủ điều kiện, thả nổi tự do và thanh khoản. Cụ thể, các cổ phiếu này không phải là cổ phiếu được thiết kế theo vi phạm công bố thông tin, không phải là cổ phiếu bị kiểm soát và đình chỉ, và được niêm yết ít nhất 6 tháng. Tỷ lệ thả nổi tự do và tỷ lệ doanh thu trung bình hàng ngày của họ phải tương ứng hơn 10% và 0,05%. VN30 Index và các chỉ số khác của chuỗi chỉ số HOSE-Index được duyệt lại nửa năm một lần vào tháng 1 và tháng 7. VN30-Index được tính dựa trên vốn hóa thị trường được điều chỉnh thả nổi tự do và áp dụng tỷ lệ giới hạn 10%, tỷ lệ tối đa của giá trị thị trường của một thành phần chứng khoán trong rổ chỉ số. Ngày cơ sở của VN30-Index là 2/1/2009 và giá trị cơ sở là 313,34 điểm (bằng với VN-Index ngày 2/1/2009).

2. Cách tham gia đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Dưới đây là một số kiến thức cơ bản mà tôi cho rằng một người mới cần nắm được ngay từ đầu trước khi đi tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu hơn để trở thành trader thực thụ.

Nếu bạn là người đã và đang đầu tư, bạn có thể bỏ qua những kiến thức cơ bản và kéo xuống phần phân tích chuyên môn.

2.1. Tìm hiểu kiến thức chung về chứng khoán

Trong mục này, bạn sẽ nắm được tất cả những kiến thức sơ lược và căn bản nhất về chứng khoán và sàn giao dịch như khái niệm chứng khoán, phân loại cổ phiếu, cách thị trường hoạt động, sàn giao dịch là gì, những cơ hội và rủi ro khi đầu tư chứng khoán.

2.2 Hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán, cách chơi chứng khoán 

2.2.1 Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán

Nếu các bạn muốn đầu tư chứng khoán thì bước đầu tiên bạn phải có tài khoản chứng khoán, về cơ bản thì một tài khoản chứng khoán cũng giống như một tài khoản Ngân hàng. Bạn có thể mở tài khoản ở bất cứ Công ty Chứng khoán nào trong số 70 Công ty Chứng khoán (CTCK) ở Việt Nam. Tài khoản chứng khoán giúp bạn thực hiện giao dịch (trading) mua bán cổ phiếu.

Mở ở đâu? Không cần phải đến trực tiếp công ty chứng khoán, hiện nay đa phần các công ty chứng khoán đều cung cấp dịch vụ mở tài khoản online

Hãy cung cấp địa chỉ cố định lâu dài, email, điện thoại thường xuyên sử dụng vì đây sẽ là địa chỉ mà công ty chứng khoán gửi thông tin. Sau đó là đăng ký dịch vụ và cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng.

Mở tài khoản chứng khoán ở công ty nào? Đầu tiên, bạn cần quan tâm đến mức phí giao dịch mà các công ty chứng khoán thu. Phí giao dịch là phí mà công ty chứng khoán thu trên mỗi giao dịch mua hoặc bán thành công của bạn. Thứ 2, cần chú ý đến tỷ lệ margin cho phép và lãi suất vay margin. Đây là mức lãi suất trong trường hợp bạn muốn vay tiền của công ty chứng khoán để mua thêm cổ phiếu.

Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán: Ngay sau khi mở tài khoản bạn sẽ được cung cấp số tài khoản và hướng dẫn chuyển tiền. Tài khoản chuyển đến là tài khoản của công ty chứng khoán mở tại 1 ngân hàng nào đó. Thông tin này sẽ có trong hướng dẫn chuyển tiền.

Cần bao nhiêu tiền để bắt đầu đầu tư: từ 500.000đ là có thể bắt đầu mua/bán được rồi.

2.2.2. Giao dịch chứng khoán

Sau khi có tài khoản rồi, bước đầu tiên trong việc học cách chơi chứng khoán sẽ là tìm hiểu cách giao dịch chứng khoán trên thị trường. Về cơ bản sau khi đã đăng kí mở tài khoản chứng khoán, chúng ta sẽ được cấp cho 1 tài khoản đăng nhập online trên website ( hoặc ứng dụng điện thoại) của công ty chứng khoán.

Chúng ta cần nộp tiền vào tài khoản để bắt đầu có thể giao dịch. Bạn có thể lên trực tiếp công ty chứng khoán để nộp tiền hoặc chuyển khoản ngân hàng. Cũng tương tự như vậy nếu như muốn rút tiền ra khỏi tài khoản chứng khoán.

2.2.3. Đọc bảng giá chứng khoán

Muốn mua bán được cổ phiếu thì bạn cần biết đọc bảng giá cổ phiếu. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) có một bảng giá riêng (đại diện cho hai sàn HOSE và HNX) và mỗi Công ty Chứng khoán (CTCK) cũng đều có một bảng giá riêng (nguồn dữ liệu được lấy từ hai Sở và Trung tâm lưu ký) cho khách hàng của Công ty mình. Tuy nhiên, các bảng giá này chỉ khác nhau chút ít về giao diện, còn về cơ bản các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau

Giống như mọi giao dịch mua bán hàng hóa khác, bảng giá chứng khoán niêm yết giá và khối lượng của từng mã chứng khoán và các chỉ số, được phân biệt bởi các màu sắc cơ bản:

  • Màu vàng: màu của mức giá tham chiếu
  • Màu tím: màu của mức giá trần
  • Màu xanh lam: màu của mức giá sàn
  • Màu xanh lá cây: áp dụng khi mức giá khớp lệnh đang CAO HƠN giá tham chiếu
  • Màu đỏ: áp dụng khi mức giá khớp lệnh đang THẤP HƠN giá tham chiếu

Giá tối đa (giá trần) và giá tối thiểu (giá sàn) cho phép được mua/bán trong phiên giao dịch ngày hôm đó. Quy định về giá trần và giá sàn ở mỗi sàn là khác nhau, như đối với sàn HOSE, giá trần và giá sàn được tính +- 7% so với giá tham chiếu. Hay +-7% là biên giao dịch tối đa cho phép ở sàn HOSE. Còn với sàn HNX, con số này là +-10%.

2.2.4 Xây dựng chiến lược đầu tư chứng khoán

Việc hiểu được các yếu tố cơ bản trên là điều kiện cần để bạn có thể “nhập cuộc chơi” chứ chưa đảm bảo để bạn có thể dành chiến thắng trên thị trường. Giống với việc bạn biết luật bóng đá không đồng nghĩa với việc bạn là 1 cầu thủ giỏi, thì bạn cũng cần phải có những kĩ năng đầu tư để thành công.

3. Các công ty chứng khoán uy tín tại Việt Nam

3.1. Vì sao cần lựa chọn Danh sách các Công ty Chứng khoán Uy tín nhất để Mở Tài khoản Chứng khoán

Để có thể bắt đầu tham gia vào Thị trường Chứng khoán thì trước tiên bạn phải Mở Tài khoản Chứng khoán tại Công ty Chứng khoán. Các giao dịch trên Thị trường Chứng khoán sau đó sẽ được thực hiện thông qua Tài khoản Chứng khoán này. Cũng như các hình thức Đầu tư khác thì Đầu tư vào Thị trường Chứng khoán cũng đòi hỏi bạn phải bỏ Tài sản vào Tài khoản thì mới thực hiện được các Giao dịch Mua Bán Chứng khoán. Ngày nay thường việc Giao dịch này được thực hiện Online trực tuyến qua Bản Website / Phần mềm máy tính với Laptop hoặc App Mobile nếu bạn dùng Điện thoại Di động. Số tiền này, ít thì vài triệu, vài chục triệu, nhiều thì vài trăm triệu, thậm chí là vài tỷ hay hơn nữa là vài chục tỷ. Và đặc biệt Số Tiền này phải nộp vào Tài khoản Ngân hàng của Công ty Chứng khoán thì họ mới hạch toán vào Tài khoản Chứng khoán Chi tiết của Khách hàng.

Nộp tiền qua tài khoản chứng khoán Mirae Asset qua Techcombank

Như vậy về bản chất Tài khoản Chứng khoán không Link trực tiếp Tiền với Tài khoản Ngân hàng, và muốn có Tiền trong Tài khoản Chứng khoán để Mua bán Đầu tư thì bạn phải nộp tiền của mình qua Tài khoản Ngân hàng của Công ty Chứng khoán. Mặc dù hàng tuần, hàng tháng – Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vẫn yêu cầu các Công ty Chứng khoán này báo cáo số Tổng Chi tiết Tiền tại các Ngân hàng của Khách gửi lên Nhà nước để theo dõi giám sát nhưng vẫn không hoàn toàn tránh hết được rủi ro do Công ty Chứng khoán “có thể” lạm dụng tạm số tiền nếu nếu Hoạt động thực của họ đang thua lỗ hay tạm thời thiếu Thanh khoản tiền trên toàn Công ty.

Bởi vậy, khi Mở Tài khoản Chứng khoán ta nên ưu tiên Mở tại Công ty đang nằm trong Danh sách các Công ty Chứng khoán Uy tín nhất, đủ lớn (Mà Tốt nhất nên là Nhóm lớn nhất), không có “phốt” điều tiếng gì về Hoạt động với Khách hàng trong nhiều năm qua. Điều này giúp bạn đảm bảo được tính an toàn cho Tài khoản và tránh bị rủi ro mất tiền khi Công ty Chứng khoán “cố tính” lạm dụng hay có “dấu hiệu” sắp giải thể, phá sản.

3.2. Các Tiêu chí đánh giá các Công ty Chứng khoán Uy tín nhất

Hiện nay trên Thị trường Chứng khoán có khoảng 74 Công ty Chứng khoán với gần 250 Trụ sở / Chi nhánh / Phòng Giao dịch. Phân bổ chủ yếu tại các Thành phố lớn nhất như Tp. Hồ Chí Minh

Tuy nhiên các Công ty Chứng khoán này có quy mô lớn nhỏ khác nhau và đang ngày càng phân hóa mạnh. Theo đánh giá của nhiều Tổ chức Tư vấn quốc tế, thì số lượng Công ty Chứng khoán ở Việt Nam như vậy là quá nhiều và định hướng chung sẽ cần giảm xuống trong tương lai còn khoảng 20 – 30 Công ty Chứng khoán (Lớn, Uy tín và đủ sức cạnh tranh). Do đó, nếu muốn ổn định lâu dài thì ngay từ đầu nên chọn Mở tại Công ty nằm trong Danh sách các Công ty Chứng khoán Uy tín nhất, đủ lớn và nằm trong Định hướng đó của Nhà nước.

Ta có các Tiêu chí chủ yếu để đánh giá các Công ty Chứng khoán Uy tín nhất, đủ lớn bao gồm: Vốn Điều lệ thực góp, Vốn Chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế và Thị phần Môi giới Chứng khoán.

– Vốn Điều lệ thực góp: được hiểu là Vốn góp gốc ban đầu của chủ sở hữu thực góp vào Công ty. Trên Báo cáo tài chính, nó được thể hiện dưới tên gọi là Vốn cổ phần tại Phần Nguồn vốn của Bảng Cân đối Kế toán. Mặc dù không phải là toàn bộ Vốn của Doanh nghiệp nhưng Vốn Điều lệ thực góp cũng cho ta thấy một phần sức mạnh và quy mô của Doanh nghiệp đó (Ở đây là các Công ty Chứng khoán). Vốn Điều lệ thực góp tăng được có thể là do Cổ đông góp thêm hoặc Lợi nhuận sau thuế tích tụ được chuyển hóa để đẩy Vốn Điều lệ thực góp này lên.

Danh sách các Công ty Chứng khoán và Vốn Điều lệ theo thứ tự từ Lớn xuống và từ Trái sang Phải – Nguồn các Báo cáo Tài chính Quý 1/2020 – Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM – HOSE.

– Vốn Chủ sở hữu: là tất cả Vốn thuộc về cổ đông với cấu thành chính là từ Vốn Điều lệ, Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối và các nguồn khác. Như vậy Vốn Chủ sở hữu có thể được hiểu là toàn bộ Vốn của Cổ đông do đó Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này một cách lâu dài. Vi vậy, khác với Vốn Điều lệ chỉ thể hiện Vốn Đăng ký với Nhà nước cũng như tính toán % sở hữu của các Cổ đông thì Vốn Chủ sở hữu thể hiện năng lực Tài chính thực của công ty. Hầu hết các Văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi cấp phép nghiệp vụ Kinh doanh thường tính bằng loại Vốn này.

Trong hình: Danh sách các Công ty Chứng khoán và Vốn chủ Sở hữu theo thứ tự từ Lớn xuống và từ Trái sang Phải – Nguồn các Báo cáo Tài chính Quý 1/2020 – Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM – HOSE.

Như vậy, Tổng hợp lại ta có 06 Công ty Chứng khoán đều đạt đầy đủ ở mức cao cả về Vốn chủ sở hữu, Thị phần và Lợi nhuận sau thuế là: SSI – Chứng khoán SSI; MAS – Chứng khoán Mirae Asset; VPS – Chứng khoán VPS; HSC – Chứng khoán Tp.HCM; VCSC – Chứng khoán Bản ViệtVNDS – Chứng khoán VnDirect. Mức độ kém hơn chút thì có TCBS – Chứng khoán Kỹ thương; MBS – Chứng khoán MB; FPTS – Chứng khoán FPT; SHS – Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội; …

4. Đầu tư vào các chỉ số chứng khoán

4.1. Đầu tư chỉ số là gì?

Mỗi một chỉ số giống như một thước đo dùng để đo lường hiệu suất, hoặc biến động giá của bất cứ thứ gì liên quan đến tài chính. Nó thường đề cập đến một thước đo, thống kê về sự thay đổi trong thị trường chứng khoán.

Đầu tư chỉ số có nghĩa là mua và nắm giữ chỉ số đó. Đầu tư một chỉ số có nghĩa là mua toàn bộ các mã cổ phiếu/trái phiếu có trong chỉ số đó. Điều này tạo ra sự đa dạng ngay trong cùng một khoản đầu tư với mức chi phí thấp mà không cần nghiên cứu thị trường, góp phần giảm thiểu mức độ rủi ro tổng thể cho các nhà đầu tư.

Hiện nay, việc đầu tư vào chỉ số ngày càng phổ biến hơn trong giới đầu tư bởi mức độ an toàn cao và lợi nhuận thu về ổn định.

4.2. Tại sao nên đầu tư vào chỉ số chứng khoán

Hầu hết các nhà đầu tư đều biết rằng chỉ số chính là sự lựa chọn thông minh, giúp các investor xây dựng một danh mục đầu tư an toàn, đa dạng và hiệu quả. So với các khoản đầu tư khác, đầu tư vào chỉ số chứng khoán có những ưu điểm như sau:

  • Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư
  • Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận
  • Được quản lý chuyên nghiệp Giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia vận hành quỹ và cơ quan thẩm quyền
  • Tính năng động của quỹ đầu tư

4.3. Những nhược điểm của việc đầu tư chỉ số

Thiếu bảo vệ khi thị trường suy giảm

Thị trường chứng khoán đã được chứng minh là một khoản đầu tư tuyệt vời trong thời gian dài, nhưng trong những năm qua, nó đã trải qua những va chạm và bầm dập. Đầu tư vào quỹ chỉ số, chẳng hạn như quỹ theo dõi chỉ số S&P 500, sẽ mang lại cho bạn lợi thế khi thị trường hoạt động tốt, nhưng cũng khiến bạn hoàn toàn dễ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm.

Các nhà đầu tư tiếp xúc nhiều với các quỹ chỉ số chứng khoán có thể chọn bảo vệ rủi ro của bạn đối với chỉ số bằng cách bán khống các hợp đồng tương lai hoặc mua một quyền chọn bán so với chỉ số, nhưng vì các quỹ này di chuyển theo hướng hoàn toàn ngược lại với nhau nên việc sử dụng chúng cùng nhau có thể đánh bại mục đích đầu tư (đó là chiến lược hòa vốn). Trong hầu hết các trường hợp, bảo hiểm rủi ro chỉ là một giải pháp tạm thời.

Thiếu đi khả năng phản ứng đối với từng loại cổ phiếu

Đầu tư theo chỉ số không cho phép bạn định giá một vài cổ phiếu chính xác. Nếu một cổ phiếu được định giá quá cao, thì nó lại càng có trọng lượng hơn trong rổ chỉ số. Thật không đúng khi mà các nhà đầu tư lại thật sự muốn giảm tỷ lệ cổ phiếu đó trong danh mục đầu tư của họ. Vì vậy, ngay cả khi bạn nhận định được một cổ phiếu đang được định giá quá cao hoặc định giá quá thấp, bạn sẽ không thể nào đầu tư thông qua một chỉ số, lúc đó kiến thức của bạn sẽ không áp dụng được

Không kiểm soát được với danh mục nắm giữ

Nếu như chỉ số được thiết lập với một danh mục đầu tư được năm giữ được xác định trước, chẳng hạn như VN30, thì khi bạn mua đầu tư vào chỉ số đó thì bạn không thể thêm hay bớt một công ty nào đó vào trong danh mục đầu tư của mình. Bạn có thể có các công ty bạn thích và bạn muốn sở hữu, hoặc mua các công ty bạn nghiên cứu và cảm thấy tốt. Trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể có những trải nghiệm khiến bạn thấy rằng công ty này tốt rõ rệt hơn so với công ty khác. Do đó bạn muốn đầu tư vào công ty cụ thể đó chứ không phải danh sách các công ty cùng ngành.

Hạn chế tiếp xúc với các chiến lược khác nhau

Nhà đầu tư có nhiều chiến lược để gặt hái thành công, tuy nhiên, việc sử dụng một chỉ số thị trường không cho phép bạn tiếp cận được với nhiều ý tưởng hay chiến lược hay. Đôi khi nhà đầu tư cũng có thế muốn đa dạng hoá nhưng chỉ với 5-10 mã trong danh mục chứ không cần hẳn 30 cổ phiếu như VN30 chẳng hạn.

Sự thỏa mãn cá nhân giảm sút

Cuối cùng, đầu tư vào một vài mã cổ phiếu nào đó có thể khiến cho bạn đặc biệt căng thẳng và lo lắng. Điều này có thể khiến cho bạn thức cả đêm lo lắng. Tuy nhiên, khi đầu tư vào chỉ số cũng không khiến cho bạn bớt đi cảm giác lo lắng, bạn thường xuyên liên tục kiểm tra xem thị trường hoạt động như thế nào và lo lắng về tình hình kinh tế. Trên hết, là bạn sẽ mất đi cảm giác chiến thắng khi mình đầu tư tốt vào một mã nào đó với số tiền của mình.

5. Đầu tư vào chỉ số VN30

5.1 Mua chứng chỉ quỹ ETF

Quỹ ETF là hình thức đầu tư thụ động (Passive investing), không giả vờ việc đánh giá cổ phiếu này tốt hay xấu, xu hướng tăng hay không? Miễn nó đáp ứng những tiêu chí cơ bản như dễ mua dễ bán (Ví dụ: Vốn hóa thị trường tối thiểu, giá trị giao dịch hàng ngày, tỷ lệ cổ phiếu giao dịch tự do…) là được.

Quỹ ETF là quỹ có công bố rõ ràng những tiêu chí mua bán cổ phiếu dễ dàng, nên nhiều NĐT có thể dự đoán được. Vì quỹ ETF là quỹ đầu tư thụ động, nên nó khác với các quỹ đầu tư chủ động như quỹ tương hỗ, hay các quỹ theo chiến lược đầu tư nào đó như cổ phiếu tăng trưởng, đầu tư giá trị hay các xu hướng…

Vì quỹ ETF là quỹ mô phỏng theo chỉ số nên nó sẽ thường đa dạng hóa cổ phiếu & mô phỏng một chỉ số cụ thể nên nó sẽ biến động cùng chiều với chỉ số mà nó mô phỏng. Ví dụ quỹ VFMVN30 thì giá trị chứng chỉ quỹ của nó sẽ dao động cùng chiều với chỉ số VN30.

Khi nhà đầu tư tham gia vào quỹ ETF thì số tiền nhà đầu tư sẽ quy ra chứng chỉ quỹ. Chứng chỉ quỹ của quỹ ETF thì giống như là cổ phiếu của doanh nghiệp, và nó được giao dịch ngay trên sàn. Việc biến động giá của chứng chỉ quỹ phụ thuộc vào tài sản ròng/chứng quỹ quỹ (NAV/CCQ) biến động trong cùng thời gian.

5.2. Đầu tư vào chứng khoán phái sinh VN30

Khái niệm chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh được chia thành 2 dạng chính là hàng hóa như thực phẩm/nông sản, năng lượng…hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, …

Nói 1 cách dễ hiểu và trực quan hơn, tại thị trường Việt Nam, chứng khoán phái sinh là 1 sản phẩm cho phép bạn đặt cược vào cửa tăng hoặc giảm của chỉ số VN30. Nếu chỉ số VN30 thay đổi đúng như kỳ vọng, bạn có lời. Sản phẩm phái sinh này có tên chính xác là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Đặc điểm chứng khoán phái sinh

Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, chứng khoán phái sinh có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cổ phiếu, trái phiếu. Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế. Cụ thể:

Ưu điểm Nhược điểm
Đòn bẩy cao Rủi ro cao
Có thể có lời trong cả 2 chiều tăng/giảm của thị trường Cần dành nhiều thời gian để quan sát biến động của thị trường.
Giao dịch T+0, không phải chờ hàng về
Rủi ro cho nhà đầu tư nhỏ lẻ được hạn chế vì sự ra đời của sở giao dịch, trung tâm lưu ký, thanh toán bù trừ.

Với đặc tính trên, sản phẩm chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phù hợp với những người chấp nhận rủi ro cao, giao dịch nhiều, đã có kinh nghiệm đầu tư. Bên cạnh đó, phái sinh cũng phù hợp với các tổ chức, như là 1 khoản bảo hiểm cho tài sản trên thị trường chứng khoán cơ sở khi thị trường giảm. Kỹ thuật này gọi là hedging.

Lời khuyên: Nếu bạn là nhà đầu tư mới bắt đầu, hãy quan sát thị trường trong 1 khoảng thời gian, sau đó đầu tư với số vốn nhỏ.

VnRebates tổng hợp

Nguồn tổng hợp và Investopedia

👉 Cập nhật Phương pháp trading mới và hiệu quả nhất trên thế giới bằng 4 Khóa học video miễn phí
Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. VnRebates không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.