Trước đây, người ta thường so sánh bitcoin và các loại tiền điện tử khác với vàng, nhiều người còn cho rằng bitcoin sẽ sớm thay thế vàng trở thành loại tài sản dự trữ quan trọng. Thế nhưng, trong khi người ta chưa thể đưa ra bất cứ dẫn chứng cụ thể nào chứng minh cho mối quan hệ đó, thì bitcoin lại đang ngày càng cho thấy mối tương quan chặt chẽ với một tài sản hoàn toàn khác – đó là chứng khoán.
Trong ngày 18/07, giá vàng trong nước đã giảm sốc tới gần 6 triệu đồng 1 lượng, từ hơn 67,3 triệu về 61,8 triệu đồng. Xét trên đà giảm của giá vàng thế giới ở thời điểm hiện tại, thì sự sụt giảm này của giá vàng trong nước là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, điều đáng nói là giá vàng thế giới đã ở trong đà giảm từ khá lâu, và cũng giảm rất mạnh tính từ khi lập đỉnh. Ngược lại, giá vàng trong nước trong suốt thời gian vừa qua vẫn duy trì ở mức cao, chỉ đến hôm qua mới có một đợt giảm sốc đột ngột. Vậy giá vàng trong nước có thực sự chịu ảnh hưởng từ giá vàng thế giới, và điều gì đang quyết định đến giá vàng tại Việt Nam?
Anh em trader theo dõi thị trường hàng ngày có lẽ đều biết rằng giá dầu thế giới đã giảm khá nhiều tính từ đầu tháng 6. Thế nhưng, trong khoảng thời gian từ đó đến nay thì giá xăng trong nước vẫn liên tục tăng, chỉ đến đợt điều chỉnh vào ngày 1 tháng 7 vừa rồi mới giảm nhẹ một chút, nhưng có thể nói là vẫn đang ở đỉnh. Vậy tại sao giá dầu thế giới giảm mà giá xăng trong nước vẫn cao như vậy? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé.
Đồng JPY vốn được coi là đồng tiền trú ẩn an toàn từ rất lâu trong thế giới tài chính, khi mà đồng tiền này luôn được nhà đầu tư tìm đến mỗi khi thị trường toàn cầu xuất hiện bất ổn. Thế nhưng, dường như vị thế đó của đồng Yên Nhật đang bị đe dọa trong thời gian gần đây, bởi nó đang mất giá trước những sóng gió gần đây trên thế giới, thậm chí còn mất giá hơn những loại tiền tệ không được coi là an toàn. Vậy liệu trong tương lai, chúng ta còn có thể tìm đến đồng JPY như một nới trú ẩn an toàn hay không?
Cặp tiền USD/JPY đã bước vào đợt tăng giá mới kể từ đầu tháng 6, và hiện đà tăng đang có dấu hiệu chững lại sau những cây nến rút râu liên tục. Khu vực giá hiện tại cũng chính là vùng đỉnh cao nhất trong 24 năm qua, đó cũng là một phần lý do khiến đà tăng giá của cặp tiền này bị cản bước. Tuy nhiên, cặp tiền USD/JPY đã thực sự đạt đỉnh hay chưa? Và liệu đồng JPY có thể hồi phục hay sẽ còn tiếp tục suy yếu?
Đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản khá mong manh khi tăng trưởng GDP sụt giảm so với quý trước đó cũng như cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, “số phận” của đồng yen có thể được hỗ trợ nhờ vào nhu cầu “trú ẩn an toàn” của giới đầu tư.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã tăng lên gần mốc 3.2% nhưng đã tuột mất mốc quan trọng đó vào tuần trước. Tuần này, nếu US10Y tăng sẽ kích hoạt sự tháo chạy khỏi các khoản đầu tư rủi ro, và đổ xô vào đồng USD.
Nếu chỉ số CPI cho tháng 2 được tung ra lạc quan đúng như kỳ vọng sẽ củng cố thêm cơ sở để đẩy nhanh tốc độ thắt chặt tiền tệ, cộng với đặc tính là hầm trú ẩn an toàn trong bối cảnh khủng hoảng địa chính trị đang leo thang, sẽ khiến cho bức tranh đồng USD sáng sủa hơn.
Theo dữ liệu Sentiment của IG, net-long (mua ròng) cặp AUD/USD lần đầu chiếm tỷ trọng lớn nhất tính từ ngày 28/02/2022 khi cặp AUD/USD giao dịch trong vùng giá 0.73. Đây sẽ tín hiệu BEARISH mạnh cho cặp AUD/USD.
Theo dữ liệu Sentiment của IG, net-short (bán ròng) cặp USD/CAD lần đầu chiếm tỷ trọng lớn nhất tính từ ngày 24/2/2022 khi cặp USD/CAD giao dịch trong vùng giá 1.28. Đây sẽ tín hiệu BULLISH mạnh cho cặp USD/CAD.